Lý thuyết trọng tâm toán 10 chân trời bài 3: Giải tam giác và ứng dụng thực tế

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 3 Giải tam giác và ứng dụng thực tế. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG IV. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC

BÀI 3. GIẢI TAM GIÁC VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ

1. GIẢI TAM GIÁC

Định nghĩa:

Giải tam giác là tìm số đo các cạnh và các góc còn lại của tam giác khi ta biết được các yếu tố đủ để xác định tam giác đó.

Ví dụ 1 (SGK - 74)

Thực hành:

a) Ta có: $\widehat{A}$ = 180° - $\widehat{B}$ - $\widehat{C}$ 

= 180° - 44°30’ - 64° = 71°30’

Áp dụng định lí sin, ta có:

$\frac{a}{sinA}$ = $\frac{b}{sinB}$= $\frac{c}{sinC}$

⟹ b = $\frac{a.sinB}{sinA}$ = $\frac{17,4.sin44°30'}{sin71°30'}$ ≈ 12,9

      c = $\frac{a.sinB}{sinA}$ = $\frac{17,4.sin64°}{sin71°30'}$ ≈ 16,5

b) Áp dụng hệ quả định lí côsin, ta có:

cosA = $\frac{b^{2}+c^{2}-a^{2}}{2bc}$ =$\frac{6^{2}+8^{2}-10^{2}}{2.6.8}$= 0

⟹ $\widehat{A}$ = 90°

Áp dụng định lí sin, ta có: $\frac{a}{sinA}$ = $\frac{b}{sinB}$

⟹ sinB = $\frac{bsinA}{a}$ = $\frac{6.sin90°}{10}$ = $\frac{3}{5}$

⟹ $\widehat{B}$ = 36°52’

⟹ $\widehat{C}$ = 180° - 90° - 36°52’ = 53°8’

2. ÁP DỤNG GIẢI TAM GIÁC VÀO THỰC TẾ 

Ví dụ 2 (SGK - tr75)

Ví dụ 3 (SGK - tr75)

Ví dụ 4 (SGK - tr76)

Ví dụ 5 (SGK - tr76)

Vận dụng 1: 

Vận dụng 1:

Đổi 90’ = 1,5h

Quãng đường máy bay thứ nhất bay được sau 90 phút là: OA = 450. 1,5 = 675 (km)

Quãng đường máy bay thứ hai bay được sau 90 phút là: OB = 630. 1,5 = 945 (km)

Ta có: $\widehat{AOB}$ = 90° - 25° = 65°

Áp dụng định lí côsin, ta có:

AB$^{2}$ = OA$^{2}$ + OB$^{2}$ - 2. OA. OB. cos$\widehat{AOB}$

= 675$^{2}$ + 945$^{2}$ - 2. 675. 945. cos65°

≈ 809494,75 ⟹ AB ≈ 889,7 (km)

Vậy sau 90 phút, hai máy bay cách nhau khoảng 899,7 km.

Vận dụng 2:

Vận dụng 2:

Áp dụng hệ quả định lí côsin, ta có:

cos$\widehat{CHL}$= $\frac{HC^{2}+HL^{2}-CL^{2}}{2.HC.HL}$ =$\frac{78^{2}+104^{2}-49^{2}}{2.78.104}$≈ 0,89

⟹ $\widehat{CHL}$ = 26°39’

cos$\widehat{LHR}$ = $\frac{HL^{2}+HR^{2}-RL^{2}}{2.HL.HR}$ =$\frac{104^{2}+77^{2}-56^{2}}{2.104.77}$≈ 0,85

⟹ $\widehat{LHR}$ = 31°49’

⟹ $\widehat{CHR}$ = $\widehat{CHL}$ + $\widehat{LHR}$ ≈ 26°39’ + 31°49’

= 58°28’

Áp dụng định lí côsin, ta có:

CR$^{2}$ = HC$^{2}$ + HR$^{2}$  - 2HC. HR. cos$\widehat{CHR}$

= 78$^{2}$ + 77$^{2}$ - 78. 77. cos58°28’ ≈ 5730,79

⟹ CR ≈ 75,7 (km)

Vậy Châu Đốc và Rạch Giá cách nhau khoảng 75,7 km.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 10 CTST bài 3 Giải tam giác và ứng dụng thực tế, kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 3 Giải tam giác và ứng dụng thực tế, Ôn tập toán 10 chân trời bài 3 Giải tam giác và ứng dụng thực tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác