Giáo án VNEN bài Tài nguyên thiên nhiên (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Tài nguyên thiên nhiên (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Tài nguyên thiên nhiên (T2)
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 33: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm tài nguyên thiên nhiên. Nêu được tiêu chí phân loại và phân loại được các dạng tài nguyên thiên nhiên. - Phân tích được vai trò của các dạng tài nguyên chủ yếu đối với đời sống của con người và sự phát triển kinh tế xã hội. - Thình bày được thực trạng sử dụng, khai thác và giải pháp quản lí, bảo vệ nguồn TNTN. 2. Kĩ năng - Quan sát; làm việc với bảng biểu; phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kĩ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Tự hào về sự đa dạng TNTN của đất nước. Phản đối các hoạt động khai thác và sử dụng TNTN lãng phí, không hiệu quả. - Tích cực thực hiện và tuyên truyền các hoạt động bảo vệ TNTN ( rừng, đất, nước, năng lượng,...). 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Các dạng tài nguyên thiên nhiên - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phiếu học tập, máy chiếu. - Bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu. 2. Học sinh - Tìm hiểu về môi trường. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, dự án. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, chia sẻ nhóm đôi, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, phòng tranh 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: + Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là gì? + Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta? + Thảo luận nội dung theo kĩ thuật phòng tranh. HS: thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, hoàn thiện vào bảng nhóm sau đó trưng bày sản phẩm. + Các nhóm nhận xét, đánh giá cho nhau. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực, phòng tranh. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Xem lại phần đã chuẩn bị ở nhà Sau đó hoạt động nhóm: Trao đổi nội dung hoàn thành báo cáo. HS: Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp, lắng nghe các ý kiến góp ý và phản biện. + Đánh giá kết quả thảo luận theo kĩ thuật 321. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (hoặc cả lớp) để trả lời các câu hỏi SHDH/ Tr.208-209. HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Sử dụng hợp lí tài nguyên đất: - Vai trò của đất: Nơi sản xuất, làm nhà ở, xây dựng giao thông… - Do nguồn tài nguyên đất đang bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi, khô hạn, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm... - Cách sử dụng hợp lí: chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiêm mặn..và nâng cao độ phì nhiêu của đất. - Biện pháp: Thuỷ lợi, kĩ thuật làm đất, bón phân, chế độ canh tác... đặc biệt là trồng cây, gây rừng nhất là rừng đầu nguồn. - Hình ảnh minh họa Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: - Nước là một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất, là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người. - Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt. - Cách sử dụng hợp lí: khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, ao, biển...,tiết kiệm nguồn nước. + Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng, hạn hán, không đủ nước cho gia súc. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: - Vai trò của rừng: cung cấp nguồn tài nguyên sinh vật phong phú; tham gia điều hòa khí hậu, ngăn chặn lũ lụt, xói mòn,...; là nơi sinh sống của nhiều SV, góp phần duy trì sự đa dạng sinh học. - Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít....Ảnh hưởng đến đời sống của con người và các sinh vật khác. - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: khai thác hợp lí kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản - Vai trò: Là nguyên liệu cho công nghiệp, sản xuất điện năng…. - Hiện trạng: Đang dần bị cạn kiệt - Biện pháp: Khai thác hợp lí, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch Sử dụng hợp lí tài nguyên biển -Vai trò: Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật biển, cung cấp hải sản… - Hiện trạng: Đang bị ô nhiễm, số lượng hải sản giảm… - Biện pháp: Tuyên truyền, khai thác hợp lí, làm sạch bãi biển.. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp 2. Phương pháp: Vấn đáp, dạy học nhóm 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng: A. đáp ứng nhu cầu về tài nguyên của xã hội để đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội. B. sử dụng bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ sau. C. đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo đảm duy trì lâu dài nguồn TNTN cho thế hệ sau. HS: Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà thiết kế poster tuyên truyền bảo vệ TNTN/ phản đối hoạt động khai thác, sử dụng TNTN lãng phí, không hiệu quả. D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà Tiếp tục tìm kiếm, thu thập tư liệu về thực trạng sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên từ mạng internet, từ ghi hình thực tế, …. - Tìm hiểu về chu trình nước thên trái đất. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 8, giáo án khoa học tự nhiên 8 môn sinh, giáo án VNEN sinh 8, giáo án chi tiết bài 33: Tài nguyên thiên nhiên, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 8

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác