Giáo án VNEN bài Biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biểu hiện (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biểu hiện (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biểu hiện (T3)
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 34: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN (T3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm biến đổi khí hậu - Phân tích được các nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tư duy (phân tích, so sánh, khái quát) và kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn nhằm góp phần giảm hiệu ứng nhà kính; tuyên truyền giảm phá rừng. - Kĩ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Tích cực tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quảvà cách ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TẬM - Tìm hiểu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu - Tìm hiểu biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh, tư liệu vềbiến đổi khí hậu,… - Phiếu học tập, máy chiếu. - Bảng nhóm, bút dạ. 2. Học sinh - Tìm hiểu về biến đổi khí hậu. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, dự án. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, chia sẻ nhóm đôi, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, phòng tranh. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Theo em “ Hiệu ứng nhà kính” là gì? HS: thảo luận, thống nhất câu trả lời, trình bày vào bảng nhóm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm, nhận xét, đánh giá. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực, phòng tranh. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân: quan sát H34.4, tìm hiểu thông tin sau đó hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: + Hiệu ứng nhà kính là gì? + Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính? + Nêu 1 số biện pháp nhằm làm giảm bớt hiệu ứng nhà kính. HS: thảo luận nhóm trả lời ra bảng nhóm + Trình bày trước lớp, lắng nghe ý kiến các nhóm khác và nhận xét của GV để hoàn thiện vào vở. GV: nhận xét, đánh giá B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu b. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu. * Hiệu ứng nhà kính: - Là hiệu ứng làm cho không khí của trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất làm bề mặt trái đất nóng lên. Nhiệt phát ra từ bề mặt trái đất bị hơi nước, khí nhà kính giữ lại làm cho trái đất nóng lên. - Hậu quả: Làm biến đổi hệ sinh thái. Sa mạc mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, xuất hiện các hình thái thời tiết cực đoan (hạn hán tăng, lượng mưa tăng, bão lũ gia tăng) băng tan làm nước biển dâng,... - Biện pháp: + Khai thác hợp lí tài nguyên, + Sử dụng các nguồn năng lượng sạch nhằm hạn chế phát sinh CO2 + Khi phát triển sản xuất công nghiệp cần tích cực xử lí ô nhiễm môi trường (đặc biệt là ô nhiễm không khí), + Tuyên truyền để nâng cao ý thức của mọi người trong bảo vệ môi trường, + Tích cực trồng cây gây rừng. … C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, cả lớp 2. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp 3. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi sau: Câu 1: Khí nhà kính gồm: A. CO2, N2, H2O, CH4. C. CO2,O2, H2O, CH4. B. CO2, O3, N2O, CH4. D. CO, N2, SO2, CH4. Câu 2: Một trong những biện pháp khắc phục hiện tượng hiêu ứng nhà kính là: A. hạn chế phát triển các ngành công nghiệp. B. sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch. C. sử dụng các nguồn năng lượng sạch. D. tích cực trồng cây gây rừng. HS: Thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà sưu tập một số tranh ảnh về nguyên nhân gây biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam. Viết một số bài báo cáo ngắn khoảng 300 từ giớ thiệu về bộ tranh ảnh đó. D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà: - Tìm hiểu về một số biểu hiện của thiên tai và thời tiết/ khí hậu bất thường xảy ra trong những năm gần đây trên thế giới và ở Việt Nam. - Nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 8, giáo án khoa học tự nhiên 8 môn sinh, giáo án VNEN sinh 8, giáo án chi tiết bài 34: Biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biểu hiện, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 8

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác