Giáo án VNEN bài Phòng chống tai nạn, thương tích (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Phòng chống tai nạn, thương tích (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Phòng chống tai nạn, thương tích (T3)
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 27: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (T3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. - Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải. 2. Kĩ năng - Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. TRỌNG TÂM - Tìm hiểu một số tai nạn thương tích - Nguyên tắc phòng ngừa tai ạn, thương tích III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về tai nạn, thương tích, các biển cảnh báo, bảng phụ, máy chiếu. 2. Học sinh - Nghiên cứu các thông tin về tai nạn, thương tích. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, khăn phủ bàn. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau đó thống nhất ý kiến nhóm đưa đáp án cho các yêu cầu sau: + Khi gặp tình huống: người bị tai nạn, thương tích em sẽ làm gì? HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 3: Cách xử lí khi gặp tai nạn, thương tích GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin sau đó thảo luận nhóm để: + Hoàn thiện bảng 27.3. HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu. - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - HS nhận xét, bổ sung GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin “Bài tập tình huống, liên hệ thực tế để hoàn thiện bảng 27.4. Sau đó yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi: Hs trao đổi KQ bảng 27.4 cho nhau và thảo luận, nhận xét cho nhau. GV: gọi một số nhóm báo cáo. HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kiến thức. B. Hoạt động hình thành kiến thức 3. Cách xử lí khi gặp tai nạn, thương tích STT Tai nạn Cách sử lí 1 Đứt tay, chảy máu Khử trùng vết thương, băng cầm máu. 2 Bị bỏng Ngay lập tức nhúng vào đá lạnh sau đó xử lí vết bỏng. 3 Hóc xương Tùy từng trường hợp, có thể: Nuốt chửng những đồ ăn dễ tiêu, ho khạc, ngậm viên vitamin C,... 4 Tai nạn giao thông - Gọi cấp cứu. - Gọi cho người nhà hoặc CSGT. - Có thể nhờ sự giúp đỡ của người đi đường, một số trường hợp nhẹ có thể tiến hành sơ cứu. Bài tập tình huống STT Đồ dùng Mục đích, ý nghĩa 1 Đèn pin Soi khi trời tối 2 Áo mưa Mặc khi gặp mưa 3 Dây thừng Leo trèo, buộc các đồ vật với nhau,... 4 Kem chống nắng Hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời 5 Mũ, ô Che nắng, mưa 6 Băng, gác Băng bó vết thương 7 Kem chống muỗi Tránh muỗi đốt 8 Kính chống năng Tránh á mặt trời tác động trực tiếp đến mắt. 9 Thuốc tiêu hóa Dừng khi bị rối loạ tiêu h a. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân. 2. Phương pháp: Giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thiện bảng 27.5. HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi có mưa giông em cần làm gì để tránh không bị sét đánh? HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 8, giáo án khoa học tự nhiên 8 môn sinh, giáo án VNEN sinh 8, giáo án chi tiết bài 27: Phòng chống tai nạn, thương tích, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 8

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác