Giáo án PTNL bài 11: Tiến hóa của hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 11: Tiến hóa của hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 11: Tiến hóa của hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG-VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương. - Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên. 2. Kĩ năng: - Phân tích tổng hợp, tư duy logic. - Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ. - Vận dụng lý thuyết vào thực tế. 3. Thái độ: GD ý thức giữ gìn, bảo vệ hệ vận động để có thân hình cân đối. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: -Tranh phóng to hình 11.3, 11.4, 11.5 . - Phiếu trắc nghiệm như SGV. 2. Chuẩn bị của HS: III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Công của cơ là gì ? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? - Mỏi cơ là gì ? Nguyên nhân mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Kiểm tra 15 phút Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Xương của sọ có cấu tạo xương đôi (2 chiếc) là: a. X. trán b. X .Chẩm c. X. Thái dương d. X.sàng 2. X duy nhất của đầu còn cử động được là: a. X. hàm trên b. X .hàm dưới c. X. bướm d. X. mũi 3. Các xương sọ khớp với nhau theo kiểu: a. Bán động và động b. Động và bất động c. Bất động, bán động, động d. Bất động 4. Trong các đốt xương được nêu sau đây, x. dài là: a. X.sống b. X.đòn c. X.vai d. X.sọ 5. Trong các xương dưới đây, x.dẹt là: a. X.bả b.X .cánh chậu c. Các x sọ d. Cả a,b,c đều sai 6. X. được nêu dưới đây không phải x. ngắn là: a.X. cổ chân b.X.sườn c. X.cổ tay d. X. đốt sống 7. X. có nhiều biến đổi cho sự phát triển tiếng nói ở người là: a.X hàm trên b.X. trán c. X hàm dưới d. X. mũi 8. Khớp xương sau đây thuộc loại khớp động là: a. Khớp giữa 2 xương cẳng tay (x.trụ và x.quay) b. Khớp giữa các x. đốt sống c. Khớp giữa x. sườn với x. ức d. Khớp giữa x. cánh tay và x. cẳng tay 9. Cấu tạo của thân xương lần lượt từ ngoài vào trong gồm: a. X. cứng, màng xương và khoang xương b. Màng xương, xương cứng, và khoang xương c. Khoang xương, xương cứng, và màng xương d. Màng xương, khoang xương và xương cứng. 10. Trong khoang xương của thân xương có chứa: a. Chất tủy vàng ở trẻ em b. Chất tủy đỏ ở người già c. Chất tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người già d. Cả tủy đỏ và tủy vàng ở người già Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Chúng ta đã biết con người có nguồn gốc từ động vật đặc biệt là lớp thú, trong quá trình tiến hóa con người đã thoát khỏi thế giới động vật. Cơ thể người có nhiều biến đổi, trong đó đặc biệt là sự biến đổi của cơ, xương. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú Mục tiêu: HS chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ xương. BƯỚC 1: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở bảng 11. + Gọi đại diện nhóm lên điền vào các cột ở bảng 11 BƯỚC 2: HS quan sát các hình 11.1, 11.2, 11.3 trang 37 SGK hoàn thành bài tập - Đại diện nhóm viết ý kiến của mình vào bảng 11, nhóm khác nhận xét và bổ sung. BƯỚC 3: GV nhận xét đánh giá, hoàn thiện bảng 11. + Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân và lao động? BƯỚC 4: HS Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: + Đặc điểm cột sống. + Lồng ngực + Xương tay, chân phân hóa . + Khớp ở tay và chân Hoạt động 2: Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú Mục tiêu: HS chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ. BƯỚC 1: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trong quan sát hình 11.4 và một số tranh cơ ở người, trả lời câu hỏi + Sự tiến hóa của hệ cơ ở người so với hệ cơ ở thú thể hiện như thế nào? BƯỚC 2: GV nhận xét và hướng dẫn HS phân biệt từng nhóm cơ. - Trong quá trình tiến hóa, do ăn thức ăn chín, sử dụng các công cụ ngày càng tinh xảo, do phải đi xa để tìm kiếm thức ăn nên hệ cơ xương ở người đã tiến hóa đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp, kết hợp với tiếng nói và tư duy, con người đã khác xa so với động vật. Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động Mục tiêu: Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên. Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên. BƯỚC 1: HS quan sát các hình 11.5 SGK trang 39, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. + Để cơ xương phát triển khỏe mạnh, cân đối chúng ta cần làm gì ? + Hiện nay có nhiều em bị cong vẹo cột sống, em nghĩ đó là do nguyên nhân nào? + Để chống cong vẹo cột sống, khi lao động và học tập phải chú ý điều gì ? - Sau bài học hôm nay em sẽ làm gì ? BƯỚC 2: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung BƯỚC 3: HS rút ra kết luận. BƯỚC 4: HS thấy được sự cần thiết của rèn luyện TDTT và lao động vừa sức I. Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú : - Bảng 11 SGK - Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động. II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú: - Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau . - Cơ vận động lưỡi phát triển. - Cơ tay phân hóa nhiều nhóm nhỏ. - Cơ chân: lớn, khỏe . - Cơ gập ngửa thân III. Vệ sinh hệ vận động: Để cơ xương phát triển khỏe mạnh, cân đối phải: - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí - Thường xuyên tập TDTT. - Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. - Lao động vừa sức, mang vác đều ở 2 vai - Ngồi học đúng tư thế. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK Đánh dấu “X” vào các đặc điểm chỉ có ở người không có ở động vật Xương sọ lớn hơn mặt Cột sống cong hình cung Lồng ngực nở theo chiều lưng - bụng Cơ nét mặt phân hóa Cơ nhai phát triển Khớp cổ tay kém linh động Khớp chậu – đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu Xương bàn chân xếp trên 1 mặt phẳng Ngón chân cái đối diện với 4 ngón kia Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Các em gái thường đi giày có gót quá cao. Điều này có nên không? Tại sao? Không nên. Vì đi giày quá cao làm cho các ngón chân phải chịu lực quá nhiều hơn bình thường, dẽ gây mất thăng bằng, bước đi không vững chắc, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bộ xương tuổi đang phát triển. 4. Dặn dò (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị cho bài thực hành theo nhóm như mục II SGK trang 40. * Rút kinh nghiệm bài học:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài 11 tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động Giáo án PTNL sinh học 8 bài 11 tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động, giáo án phát triển năng lực sinh học 8 bài 11 tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động, giáo án sinh học 8 hay bài giáo án PTNL , giáo án sinh học 8 chi tiết bài 11 tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động, giáo án PTNL sinh học 8 bài 11 tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động

Giải bài tập những môn khác