Giáo an PTNL bài 43: Giới thiệu chung về hệ thần kinh
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 43: Giới thiệu chung về hệ thần kinh. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:………
Ngày soạn:…
Ngày dạy:……
Tiết số: ………
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THẦN KINH
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh SD
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kĩ năng hoạt động nhóm .
3. Thái độ: GD lòng yêu thích học tập bộ môn
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 43.1 và 43.2.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó ?
3. Bài mới:
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ và chú thích các bộ phận của nơ ron thần kinh đã học ở bài phản xạ ra giấy nháp sau đó một bạn lên bảng trình bày lại
Giáo viên: Nhắc lại cấu tạo và chức năng của nơ ron thần kinh
Học sinh trả lời
Giáo viên nơ ron thần kinh được coi là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Vậy hệ thần kinh có cấu tạo và chức năng như thế nào?
Học sinh trả lời
Giáo viên để tìm hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
B. Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 43.1 và kiến thức đã học, hoàn thành bài tập mục s SGK. - HS quan sát kĩ hình, hoàn thành bài tập vào vở - 1 vài HS đọc kết quả lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức + Mô tả cấu tạo 1 nơron? B2: GV gọi 1 vài HS trình bày cấu tạo của nơron trên tranh. - 1 HS lên bảng trình bày. ? Nêu được chức năng của nơron ? - HS trả lời | I- Nơron đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. * Cấu tạo nơron: gồm + Thân: chứa nhân. + Các sợi nhánh ở quanh thân. + Một sợi trục: có bao miêlin, giữa các bao miêlin có eo RănGViê, tận cùng sợi trục có cúc xináp. - Thân và sợi nhánh → chất xám. - Sợi trục → chất trắng, dây thần kinh.
* Chức năng: + Cảm ứng. + Dẫn truyền xung thần kinh |
Hoạt động 2 : Mục tiêu: Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh. - HS quan sát kỹ hình thảo luận hoàn chỉnh bài tập điền từ. - Đại diện nhóm đọc kết quả, các nhóm khác bổ sung. - Có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh → 2 cách phân chia: + Theo cấu tạo. + Theo chức năng. - GV yêu cầu HS quan sát hình 43.2, đọc kĩ bài tập lựa chọn từ, cụm từ điền vào chỗ trống. + Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ? - HS tự nêu được sự khác nhau về chức năng của 2 hệ. | III- Các bộ phận của hệ thần kinh. a. Theo cấu tạo: - Bộ phận trung ương: có não và tuỷ sống - Bộ phận ngoại biên: có các dây thần kinh và các hạch thần kinh. b. Theo chức năng: - Hệ thần kinh vận động: + Điều khiển sự hoạt động của cơ vân. + Là hoạt động có ý thức. - Hệ thần kinh sinh dưỡng: + Điều hoà các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. + Là hoạt động không có ý thức |
4. Củng cố:
Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS đọc kết luận chung SGK.
1. Hoàn thành sơ đồ sau: .....................
...........…
Tuỷ sống
Hệ thần kinh
…………………..
Bộ phận ngoại biên
Hạch thần kinh
2. Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ?
5. Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đờI-
? Trong cơ thể người những tế bào nào không có khả năng phân chia?
? Tìm hiểu về số lượng tế bào thần kinh ở người
6. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc nội dung đã học, trả lời câu hỏi SGK vào vở
- Đọc mục “em có biết”.
- Chuẩn bị thực hành: Ếch ( nhái, cóc) 1 con, Bông thấm nước, khăn lau.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 8
Tải giáo án: