Giáo án PTNL bài 10: Hoạt động của cơ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 10: Hoạt động của cơ. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 10: Hoạt động của cơ
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển. - Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ - Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức 2. Kĩ năng: - Thu nhập thông tin, phân tích, khái quát hóa - Hoạt động nhóm. - Vận dụng lý thuyết vào thực tế 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ, rèn luyện cơ 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy ghi công của cơ và các loại quả cân 2. Chuẩn bị của HS: III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ? - Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa không? Vì sao? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. BƯỚC 1: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận đôi trả lời: tại sao phải tập thể dục giữa buổi học, giữa buổi làm việc (lao động trí óc) với những động tác vui càng tốt? - HS phải trả lời được: Giúp xua tan mệt mỏi, làm tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan. Với những động tác vui giúp tinh thần sảng khoái cho thời gian còn lại của buổi học, buổi làm việc đạt năng xuất cao hơn. BƯỚC 2: GV: Hoạt động co cơ mang lại hiệu quả gì và làm gì để tăng hoạt động hiệu quả co cơ?-> ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Công của cơ Mục tiêu: Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển. BƯỚC 1: GV yêu cầu HS làm bài tập mục trong SGK . - Từ bài tập trên em có nhận xét gì về sự liên quan giữa : cơ – lực và co cơ? + Thế nào là công của cơ? + Làm thế nào để tính được công của cơ? + Cơ co phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Hãy phân tích 1 yếu tố trong các yếu tố đã nêu? BƯỚC 2: HS tự chọn từ trong khung để hoàn thành bài tập. - HS có thể trả lời: Hoạt động của cơ tạo ra lực làm di chuyển vật hay mang vác vật. BƯỚC 3: HS dựa vào kết quả bài tập và nhận xét bài tập, trả lời. BƯỚC 4: HS tiếp tục nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. Hoạt động 2: Sự mỏi cơ Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ BƯỚC 1: Để tìm hiểu mỏi cơ, cả lớp nghiên cứu thí nghiệm SGK và trả lời câu hỏi : + Tính công co cơ và điền vào bảng 10? + Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công sản ra lớn nhất? + Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài? + Khi biên độ co cơ giảm, ngừng, em sẽ gọi là gì? Vậy mỏi cơ là gì? BƯỚC 2: HS lựa chọn hiện tượng nào trong đời sống là mỏi cơ - HS theo dõi thí nghiệm, lưu ý bảng 10. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được : + Cách tính công, khối lượng thích hợp, công lớn. BƯỚC 3: Để tìm hiểu mỏi cơ, cả lớp nghiên cứu thí nghiệm SGK và trả lời câu hỏi : + Tính công co cơ và điền vào bảng 10? + Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công sản ra lớn nhất? + Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài? + Khi biên độ co cơ giảm, ngừng, em sẽ gọi là gì ? Vậy mỏi cơ là gì ? + Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ? BƯỚC 4: HS đọc thông tin trong SGK tr.35 trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung. - Làm cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động giảm - HS có thể liên hệ thực tế khi chạy thể dục, học nhiều rất căng thẳng, …. gây mệt mỏi, cần nghỉ ngơi. + Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ? + Em đã hiểu được mỏi cơ do 1 số nguyên nhân. Vậy mỏi cơ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và lao động? + Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có kết quả? + Khi bị mỏi cơ cần làm gì ? Hoạt động 2: Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ Mục tiêu: Biết được lợi ích của việc rèn luyện cơ + Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập? + Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ trong cơ thể và dẫn đến kết quả gì đối với hệ cơ? + Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt? - Xương rắn chắc. - HS có thể luyện tập hay không I. Công của cơ : - Khi cơ co tạo 1 lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công. - Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố: + Trạng thái thần kinh + Nhịp độ lao động. + Khối lượng của vật. II. Sự mỏi cơ : - Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài làm biên độ co cơ giảm dần và ngừng. 1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ : - Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu nên năng lượng sản ra ít - Axit lăctic tích tụ, đầu độc cơ. 2. Biện pháp chống mỏi cơ : - Hít thở sâu kết hợp xoa bóp cơ - Cần có thời gian học tập, lao động, nghỉ ngơi hợp lý . - Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ : - Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức giúp: + Tăng thể tích cơ . + Tăng lực co cơ . + Tinh thần sảng khoái, lao động cho năng suất cao. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - HS đọc phần kết luận SGK -Công của cơ là gì ? Nguyên nhân mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ? Giải thích hiện tượng bị chuột rút trong đời sống? -Hiện tượng chuột rút là ht bắp cơ bị co cứng không hoạt động được. Do hoạt động nhiều-> mồ hôi ra nhiều-> cơ thể mất nước, muối khoáng, thiếu oxi-> các tế bào hoạt động trong điều kiện thiếu oxi->giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ-> ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ-> co cơ cứng(chuột rút). Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Em đã chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện nào chưa? Nếu có thì hiệu quả như thế nào? + Thường xuyên tập thể dục thể thao, lao động chân tay( trên vườn, ruộng) + Trạng thái thần kinh sảng khoái, ý thức cố gắng. + Khối lượng và nhịp co cơ thích hợp + Thường xuyên áp dụng các biện pháp chống mỏi cơ: + Ăn uống đủ lượng, đủ chất cần thiết cho cơ thể. 4. Dặn dò (1 phút) -Học bài , trả lời câu hỏi SGK . -Đọc mục “Em có biết” -Kẻ bảng 11 SGK trang 38 vào vở. * Rút kinh nghiệm bài học:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 8 bài 10 hoạt động của cơ, giáo án phát triển năng lực sinh học 8 bài 10 hoạt động của cơ, giáo án sinh học 8 hay bài 10 hoạt động của cơ giáo án PTNL , giáo án sinh học 8 chi tiết bài bài 10 hoạt động của cơ, giáo án PTNL sinh học 8 bài 10 hoạt động của cơ

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác