Giáo án giáo dục công dân 6: Bài Tiết kiệm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tiết kiệm. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4 Bài 3 TIẾT KIỆM I/ Mục tiêu. 1/ Về kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó. 2/ Về kỹ năng: a. Kỹ năng bài học: Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. b. Kỹ năng sống: -Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định. 3/ Về thái độ:: Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt ( thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động..). 4/ Năng lục cần hình thành cho HS: -Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội. -Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân. -Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước *Tích hợp GDPL: - Mọi công dân có trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - HS biết sử dụng tiết kiệm tài sản của gia đình, nhà trường và xã hội. - Có ý thức chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. *Tích hợp GDMT: Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn, cải thiện MT: Làm giảm lượng rác thải ra MT, tránh suy kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái. - Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ MT: hạn chế sử dụng đồ dùnglàm bằng các chất khó phân hủy (nilon); trong SX tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ, thừa, hỏng; khai thác tài nguyên hợp lí, thực hành tiết kiệm mọi nơi mọi lúc. II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: -Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống. - HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ. III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY 1. Phương pháp: - Giải quyết vấn đề -Động não -Xử lí tình huống -Liên hệ và tự liên hệ - Thảo luận nhóm.... - Kích thích tư duy - Sắm vai. 2.Kĩ thuật: Chia nhoma, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC : 1/Ổn định tổ chức:( 1 phút) Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do). 2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút) Trình bày cách rèn luyện siêng năng, kiên trì? - Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể: + Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập.. + Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc. + Trong các hoạt động khác: ( kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chốngTNXH, bảo vệ môi trường...) 3: bài mới ; HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Vợ chồng bác An siêng năng lao động và có thu nhập cao. Bác sắm sửa đồ dùng trong nhà và mua xe cho các con. Hai người con ỷ vào bố mẹ không chịu lao động, học tập, suốt ngày đua đòi, ăn chơi thể hiện con nhà giàu. Thế rồi của cải nhà bác An cứ thế lần lượt ra đi, cuối cùng cuộc sống rơi vào cảnh nghèo khó. Do đâu mà cuộc sống gia đình bác An rơi vào tình trạng như vậy? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Bác Hồ đã từng nói: “Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”, nghĩa là phải luôn thực hành tiết kiệm thì mới có hiệu quả. Để tìm hiểu về phẩm chất này ta sang bài hôm nay: Tiết kiệm. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Thảo và Hà. - Gọi học sinh đọc diễn cảm truyện đọc: Thảo và Hà. ? Thảo và Hà có xứng đáng được mẹ thưởng tiền hay không? Vì sao? - Nhận xét. ? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. ? Việc làm đó thể hiện đức tính gì của Thảo? - Nhận xét. ? Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? - Nhận xét. Tìm hiểu truyện đọc: Thảo và Hà. - Đọc nội dung truyện đọc: Thảo và Hà. - Rất xứng đáng vì cả hai em đều được trúng tuển vào lướp 10. - Nghe. - Nên để tiền đó mua gạo vì nhà đã hết gạo nấu. - Nhận xét, bổ sung. - Thảo là người biết lo, sống tiết kiệm. - Nghe. - Hà hối hận và hứa từ nay sẽ sống tiết kiệm. - Nghe. I/ Truyện đọc: Thảo và Hà. - Thảo là người tiết kiệm. - Hà hối hận và hứa từ nay sẽ tiết kiệm. Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. ? Vậy tiết kiệm là gì? Cho ví dụ. - Nhận xét, đưa thêm ví dụ: Sắp xếp thời gian hợp lí để phụ giúp gia đình, tận dụng đồ cũ, tắt điện, quạt khi ra về...... ? Nêu những tấm gương thể hiện đức tính này trong cuộc sống mà em biết?( ở trường, ở lớp, cộng đồng.....) - Nhận xét. ? Nêu những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tiết kiệm? - Nhận xét. ? Nêu những biểu hiện trái với tiết kiệm? - Nhận xét. ? Tiết kiệm được thể hiện như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét. ? Sống tiết kiệm sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội? - Nhận xét. Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Là sử dụng một cách đúng mức, hợp lí của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. Ví dụ: Không vứt bỏ giấy khi còn sử dụng được. - Nghe. - Nêu những tấm gương trong cuộc sống mà các em biết. - Nghe. - Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão..... - Nghe. - Tiêu xài hoang phí, nhậu nhẹt, quán xá; tham ô, tham nhũng..... - Nghe. - Biết quý trọng thành quả lao động của mính và người khác. - Nhận xét. - Sống tiết kiệm sẽ làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. - Nghe. II/Nội dung bài học: - Là sử dụng một cách đúng mức, hợp lí của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và người khác. - Sống tiết kiệm sẽ làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hướng dẫn học sinh luyện tập, - Gọi học sinh đọc, làm bài tập a. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. Tổ chức cho 4 tổ thi kể những câu chuyện thể hiện đức tính tiết kiệm Tổ nào kể đúng, kể hay sẽ được tuyên dương, cộng điểm. Thời gian cho mỗi tổ là 2 phút. - Nhận xét, ghi điểm cho những tổ đạt yêu cầu. - Kết luận toàn bài. Luyện tập, - Đọc, làm bài tập a: Đáp án: Năng nhặt, chặt bị; góp gió thành bão; của bền tại người. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Các tổ lần lượt kể câu chuyện của tổ mình đã chuẩn bị. - Nghe. - Nghe, củng cố bài học. Luyện tập: - Bài tập a: Đáp án: Năng nhặt, chặt bị; góp gió thành bão; của bền tại người. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tuy mới học lớp 6 nhưng Nam đã đòi cha mẹ mua sắm cho nhiều đồ dùng đắt tiền như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh kĩ thuật số và cả điện thoại di động để mong mình trở nên sành điệu trước mắt bạn bè. Từ khi có những đồ dùng đó, Nam chỉ ham mê nghe nhạc, nhắn tin... mà sao nhãng học tập. Em nhận xét như thế nào về biểu hiện của Nam ? Lời giải: Những biểu hiện của Nam chứng tỏ Nam là người hoang phí, đua đòi. Vì tính đó nên mọi hoạt động của Nam đều bị chi phối, Nam đã sao nhãng học tập, càng ngày sẽ càng hoang phí, đua đòi. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tìm hiểu truyện đọc SGK; tìm những câu chuyện, dẫn chứng, thơ, tục ngữ, ca dao tấm gương về tiết kiệm 4. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài. - Làm các bài tập b,c,SGK/10 - Chuẩn bị cho tiết 5 Bài 4 LỄ ĐỘ - Đọc và tìm hiểu truyện “Em Thuỷ” V/ Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 6 hai cột bài Tiết kiệm, giáo án chi tiết GDCD 6 bài Tiết kiệm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tiết kiệm, giáo án 5 bước GDCD 6 bài Tiết kiệm, giáo án 5 hoạt động GDCD 6 Tiết kiệm

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều