Giáo án giáo dục công dân 6: Bài Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 12 Bài 10: TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI I/ Mục tiêu. 1/ Về kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2/ Về kỹ năng: a. Kỹ năng bài học: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập. b. Kỹ năng sống: -Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định. 3/ Về thái độ: HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội. 4/ Năng lục cần hình thành cho HS: -Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội. -Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân. -Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: -Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống. - HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ. III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY 1. Phương pháp: - Giải quyết vấn đề -Động não -Xử lí tình huống -Liên hệ và tự liên hệ - Thảo luận nhóm.... - Kích thích tư duy - Sắm vai. 2.Kĩ thuật: Chia nhoma, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC : 1/Ổn định tổ chức:( 1 phút) Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do). 2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút) Thế nào là lịch sự, tế nhị?. Tl: - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. 3. bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Giáo viên nêu tình huống: Lớp trưởng phân công Lan ngày thứ hai trực nhật. Lan không chịu vì hôm ấy có tiết kiểm tra do đó Lan cần có thời gian học bài. ? Em có nhận xét gì về việc làm của Lan? Nếu là Lan em sẽ làm gì? Vì sao? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Bên cạnh những hoạt động của bản thân, chúng ta còn có các hoạt động tập thể. Để những hoạt động này đạt kết quả cần có sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân trong tập thể. để tìm hiểu rõ hơn về trách nhiệm, lợi ích của mỗi người khi tham gia các hoạt động chung chúng ta sang bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Điều ước của Trưong Quế Chi. - Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK. Thảo luận nhóm: ? Kể những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà Trương Quế Chi đã tham gia? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Trương Quế Chi đã giúp đỡ những người xung quanh và gia đình như thế nào? - Nhận xét. ? Ước mơ của Trương Quế Chi là gì? - Nhận xét. ? Để thực hiện ước mơ Quế Chi đã làm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Từ những việc làm trên em thấy Trương Quế Chi là người như thế nào? - Nhận xét. ? Em học tập được điều gì từ Trương Quế Chi? Tìm hiểu truyện đọc: Điều ước của Trương Quế Chi. - Đọc. - Sáng lập ra nhóm: Những người nói tiêng Pháp tẻ tuổi của trường; tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng Hội nhgị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp; tham gia các câu lạc bộ do trường tổ chức; tham gia hoạt động Đội, các sinh hoạt tập thể ở trường....... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, giúp bố mẹ đưa đón em đi học, giúp mẹ trong công việc nội trợ ..... - Nghe. - Trương Quế Chi muốn trở thành con ngoan, trò giỏi; trở thành nhà báo. - Nghe. - Tập viết văn, làm thơ; học tập, dịch truyện từ tiếngPháp sang tiếng Việt, lúc rảnh rỗi tranh thủ vẽ; tham gia vào các hoạt động chung ....... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Trương Quế Chi là người có ước mơ hoài bão; tích cực, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Nghe. - Tinh thần học tập, làm việc, tham gia các hoạt động chung một cách tự giác, tích cực; con người sống phải có ước mơ, hoài bão và cố gắng thực hiện ước mơ của mình ........ I/ Truyện đọc: Điều ước của Trương Quế Chi. - Sáng lập ra nhóm: Những người nói tiêng Pháp tẻ tuổi của trường; tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng Hội nhgị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp; tham gia các câu lạc bộ do trường tổ chức; tham gia hoạt động Đội, các sinh hoạt tập thể ở trường....... - Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, giúp bố mẹ đưa đón em đi học, giúp mẹ trong công việc nội trợ ....... - Tập viết văn, làm thơ; học tập, dịch truyện từ tiếngPháp sang tiếng Việt, lúc rảnh rỗi tranh thủ vẽ ....... => Trương Quế Chi là người có ước mơ hoài bão; tích cực, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. - Đưa bài tập: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự giác, tích cực? 1. Phát động, hưởng ứng phong trào chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. 2. Nhận chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường. 3. Không nộp bài để làm báo tường. 4. Buổi tối ăn cơm xong, Bình ngồi vào bàn học bài. 5. Đến phiên trực nhật, Hồng đến sớm và quét lớp sạch sẽ. 6. Bảo không đi cổ vũ cho lớp đá bóng, ở nhà xem phim. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác? Cho ví dụ? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét ? Để có thể tự giác tự giác, tích cực trong mọi hoạt động mỗi người cần phải làm gì? - Nhận xét. Tìm hiểu nội dung bà học. - Hành vi thể hiện tính tự giác, tích cực: 1, 2, 4, 5. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện. Tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, giám sát. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Mỗi người cần phải có ước mơ, hoài bão; có quyết tâm và có kế hoạch học tập và tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Nghe. II/Nội dung bài học: - Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, giám sát. - Mỗi người cần phải có ước mơ, hoài bão; có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập a SGK. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Bản thân em đã tích cụa tự giác khi thham gia sca hoạt động tập thể hoạt động xã hội chưa? Cho ví dụ? ? Theo em, mỗi người cần phải làm gì để có thể học tập và tham gia các hoạt động chung có hiệu quả? - Nhận xét, kết luận toàn bài: Ai cũng muốn mình thành công trong cuộc sống. Để làm được điều đó mỗi người phải luôn tự nỗ lực, phấn đấu hết mình trong đó yếu tố không thể thiếu đó chính là tinh thần tích cực tự giác trong mọi hoạt động nhất là những hoạt động chung. Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập a SGK. Đáp án: Biểu hiện 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,9,11,13. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Liên hệ bản thân, trả lời. - Cần phải rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện; có thời gian biểu hợp lí, và trên hết phải có ý chí quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra; tăng cường sự phối hợp với những người xung quanh...... - Nghe, củng cố bài học. Luyện tập: - Bài tập a: Hành vi thể hiện tính tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội: + Tích cực thsm gia đọn vệ sinh nơi công cộng. + Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao. + Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. + Tham gia các câu lạc bộ học tập. + Là thành viên Hội chữ thập đỏ. + Nhận chăm sóc cây hoa nơi công cộng. + Tham gia Đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. + Tự giác tham gia các hoạt động của lớp + Tham gia phụ trách sao nhi đồng. + Đi thăm thầy cô giáo cũ cùng các bạn. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Bạn Linh học rất khá nhưng luôn trốn tránh tham gia các công việc làm vệ sinh trường lớp. Cứ mỗi lần nhà trường tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong toàn trường là bạn ấy lại tìm cách để không phải tham gia. Nhiều bạn nói biểu hiện của Linh như thế là không được, nhưng cũng có bạn lại nói việc tham gia vào phong trào của trường không quan trọng. 1/ Em đồng ý với ý kiến nào trên đây ? 2/ Theo em, học sinh có cần phải tham gia vào các hoạt động chung của trường không ? Vì sao? Lời giải: 1/ Em đồng ý với ý kiến của các bạn cho rằng việc bạn Linh trốn tránh là không được. 2/ Theo em, ngoài việc học thì học sinh có phải tham gia các hoạt động chung của trường. Bởi vì, việc tham gia sẽ giúp các bạn học sinh năng động hơn, vui vẻ và biết cống hiến, hi sinh. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học + Mỗi cá nhân sưu tầm, giới thiệu về một tấm gương học sinh thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. + Mỗi tổ chuẩn bị một tình huống thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. 4. Hướng dẫn về nhà: -Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ? - Học bài , làm bài tập SGK . - Xem trước nội dung còn lại của bài. - Chuẩn bị đồ chơi sám vai theo nội dung bài tập b sgk/31. V/ Tự rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 6 hai cột bài Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, giáo án chi tiết GDCD 6 bài Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, giáo án 5 bước GDCD 6 bài Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, giáo án 5 hoạt động GDCD 6 Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều