Giáo án giáo dục công dân 6: Bài Quyền và nghĩa vụ học tập

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quyền và nghĩa vụ học tập. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:…………………………… Tiết: 25 BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP I/ Mục tiêu. 1/ Về kiến thức: Giúp Hs hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. 2/ Về kỹ năng: a. Kỹ năng bài học : HS biết phân biệt đúng sai trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập. b. Kỹ năng sống: -Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định. 3/ Về thái độ: HS yêu thích việc học. 4/ Năng lục cần hình thành cho HS: - Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. - Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân. -Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: -Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống. - HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ. III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY 1. Phương pháp: - Giải quyết vấn đề - Động não - Xử lí tình huống - Liên hệ và tự liên hệ - Thảo luận nhóm.... - Kích thích tư duy - Sắm vai. 2.Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC : 1/Ổn định tổ chức:( 1 phút) Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do). 2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút) Nêu những nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ? + Đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường. + Đi đứng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông. Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Giáo viên nêu vấn đề: Vì sao hằng ngày các em miệt mài học tập? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Việc học tập có ý nghĩa to lớn đối với bản thân mỗi người, gia đình, xã hội. Chính vì vạy mà Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này nhất là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học. Để hiểu rõ hơn chúng ta sang bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Quyền học tập của trẻ em huyện đảo Cô Tô - Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK. ? Cuộc sống của trẻ em ở huyện đỏa Cô Tô trước đây như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở đảo Cô Tô ngày nay là gì? ? Nhà trường , xã hội, gia đình đã làm gì để trẻ em ở đảo Cô Tô đều được đi học? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, liên hệ: Môi trường giáo dục toàn diện và hiệu quả phải có sự kết hợp giữa ba môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội. Tìm hiểu truyện đọc: Quyền học tập của trẻ em huyện đảo CôTô - Đọc nội dung truyện đọc SGK. - Trẻ em thất học nhiều, thiếu thốn mọi mặt. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường, trường được xây dựng khang trang, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng ngày càng nâng cao. - Xã hội: Đầu tư cho việc xây dựng trường học, giúp đỡ gia đình khó khăn, vận động gia đình cho con đi học. Gia đình: Cho con đến trường học tập. Nhà trường: Có đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. I/ Truyện đọc: Quyyền học tập của trẻ em huyện đảo Cô Tô. - Trước: Trẻ em thất học nhiều, thiếu thốn mọi mặt. - Sau: Tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường, trường được xây dựng khang trang, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng ngày càng nâng cao - Nguyên nhân: Xã hội: Đầu tư cho việc xây dựng trường học, giúp đỡ gia đình khó khăn, vận động gia đình cho con đi học. Gia đình: Cho con đến trường học tập. Nhà trường: Có đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình. Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. ? Qua tìm hiểu truyện đọc trên, em thấy người ta rất chú trọng đến vấn đề học tập. Vì sao như vậy? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Đối với em việc học tập có ý nghĩa như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ chứng minh. ? Pháp luật nước ta có quy định như thế nào về vấn đề học tập? ? Quyền học tập của công dân được thể hiện như thế nào? - Nhận xét. ? Người công dân phải thực hiện nghĩa vụ học tập như thế nào? Liên hệ bản thân em. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. - Treo tranh và giới thiệu tấm gương thực hiện tốt nghĩa vụ học tập. ? Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với việc học tập của con? Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Vì có học tập con người mới mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí ....... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nhờ học tập mà em biết đọc, biết viết, biết thêm nhiều điều thú vị trong cuộc sống ..... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. - Quyền: Học tập không hạn chế, học bất kì ngành nghề nào yêu thích, học bằng nhiều hình thức, học tập suốt đời. - Nghe. - Phải học tập tốt và trở thành người công dân có ích. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Quan sát, nghe. - Tạo điều kiện tốt nhất để con hoàn thành nghĩa vụ học tập. II/Nội dung bài học: - Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập con người mới có kiến thức, kĩ năng để phát triển toàn diện toưr thành người có ích. - Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. + Quyền: Học tập không hạn chế, học bất kì ngành nghề nào yêu thích, học bằng nhiều hình thức, học tập suốt đời. + Nghĩa vụ: Hoàn thành bậc Giáo dục Tiểu học, ra sức học tập đạt kết quả cao, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con hoàn thành nghĩa vụ học tập. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập a. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhậ xét. Đưa tình huống: Bạn A là học sinh giỏi lớp 5 bỗng nghỉ học không lí do. Cô giáo đến nhà thì thấy mẹ kế đang đánh A và băt co làm việc. Khi cô giáo hỏi lí do thì bà cho biết A nghỉ học vì nhà thiếu người làm. ? Em có nhận xét gì về việc này? Nếu là A em sẽ làm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận toàn bài: Học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Để quyền này được đảm bảo thì người công dân phải hoàn thành nghĩa vụ của mình. Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập a: Một số hình thức học tập: Học ở trường, lớp, vừa học vừa làm, học qua sách, báo đài ..... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Đọc, suy nghĩ, trả lời: + Mẹ kế vi phạm pháp luật: Hành hạ trẻ em và vi phạm quyền học tập của trẻ em. + Nếu là A em sẽ tìm mọi cách để thuyết phục mẹ cho đi học, Nếu không được thì nhờ đến cơ quan có thẩm quyền. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập a: Một số hình thức học tập: Học ở trường, lớp, vừa học vừa làm, học qua sách, báo đài ..... HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tùng là một học sinh ngoan, chăm học, chăm làm, được thầy yêu bạn mến. Đang học lớp 6 thì tai họa ập xuống gia đình bạn: Mẹ Tùng mất vì căn bệnh ung thư. Bố Tùng cũng đau ốm luôn, nhà đã nghòe lại còn nghèo thêm. Sau Tùng còn có 2 em nhỏ nữa. Theo em, Tùng nên làm gì trong hoàn cảnh này? A. Nghỉ học, ở nhà lao động giúp bố nuôi các em. B. Ban ngày làm việc giúp bố, ban đêm đi học ở Trung tâm học tập cộng đồng. C. Nghỉ học ở trường nhưng vẫn tự học ở nhà. D. Nghỉ học ở trường và nhờ các bạn đến giảng bài. Lời giải: Cả 4 phương án trên đều có phần hợp lí. Học sinh kết luận phương án khả thi và hợp lí nhất mà em cho là đúng. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm tấm gương học tập tốt mà em biết 4. Hướng dẫn về nhà: - Nêu nội dung về quyền và nghĩa vụ học tập của CD?. - Học bài, làm các bài tập còn lại. - Xem trước nội dung còn lại của bài. V/ Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 6 hai cột bài Quyền và nghĩa vụ học tập, giáo án chi tiết GDCD 6 bài Quyền và nghĩa vụ học tập, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Quyền và nghĩa vụ học tập, giáo án 5 bước GDCD 6 bài Quyền và nghĩa vụ học tập, giáo án 5 hoạt động GDCD 6 Quyền và nghĩa vụ học tập

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều