Giải siêu nhanh tiếng việt 4 tập 2 Chân trời Bài 8 đọc Kì diệu Ma-rốc

Giải siêu nhanh Bài 8 đọc Kì diệu Ma-rốc sách tiếng việt 4 tập 2 Chân trời. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nói những điều em biết về sa mạc.

Trả lời: 

Sa mạc là nơi có điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, có ít loài vật sinh sống ở đây. Có nhiều cát và gió nóng, ban ngày nóng rực, ban đêm thì lạnh buốt,...

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Kì diệu Ma-rốc – Đinh Hằng

Câu 1: Điều gì gợi cho tác giả cảm giác Ma-rốc như một "thế giới bước ra từ những câu chuyện cổ tích”?

Trả lời: 

Ma-rốc như một “thế giới bước ra từ những câu chuyện cổ tích” là vì có ngàn lẻ một điều huyền bí. Những bãi sa mạc mênh mang, những ngày nắng chói chang và dải trời xanh ngắt.

Câu 2: Nắng, cát và bầu trời xứ Ma-rốc được miêu tả như thế nào trong đoạn 2?

Trả lời: 

Ma-rốc được miêu tả: Sóng cát nhấp nhô nối với nhau; chân trời xanh ngắt phía xa; cát cháy bỏng; trời xanh ngắt, cao vời vợi.

Câu 3: Tác giả cảm nhận được những điều kì diệu gì khi đến Ma-rốc?

Trả lời: 

Tác giả cảm nhận những điều kì diệu khi đến Ma-rốc: Những sóng cát mới phút trước còn đang vàng óng ả, phút sau chỉ còn chút ánh hồng khi hoàng hôn vừa tắt và rồi thật lặng lẽ vùi mình vào lòng đêm sâu thẳm. Khi cả biển cát xám như không còn chút sức sống bỗng tỉnh giấc hồi sinh trong ánh bình minh lộng lẫy và khoác lên mình sắc cam đỏ rực rỡ.

Câu 4: Bức tranh Ma-rốc trong bài được tả bằng những màu sắc nào? Nhận xét về cách tác giả sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc.

Trả lời: 

Bức tranh Ma-rốc được tả bằng những màu sắc: Vàng óng; xanh ngắt; ánh hồng; xám; cam.

Tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc vô cùng sinh động, gợi tả chân thực hình ảnh của sa mạc vào các thời điểm trong ngày.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Du lịch

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ du lịch?

  • Người khách đi từ phương xa đến chơi.

  • Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

  • Đi chơi ngắm cảnh vào ngày xuân.

  • Đi chơi khắp đó đây.

Trả lời: 

Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

Câu 2: Tìm 2 - 3 từ ngữ cho mỗi nhóm sau:

a. Chỉ địa điểm tham quan, du lịch.

b. Chỉ đồ dùng cần có khi đi du lịch.

c. Chỉ phương tiện di chuyển khi đi du lịch.

Trả lời: 

a. Cầu Vàng Đà Nẵng, phố cổ Hội An.

b. Quần áo, tiền.

c. Ô tô, máy bay, tàu.

Câu 3: Thay * trong mỗi câu sau bằng một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn:

a. Hương Sơn là một * (danh thắng, địa danh, địa điểm) được nhiều bạn bè quốc tế biết đến.

b. Bài đọc “Kì lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ” đã giúp em * (thám hiểm, khám phá, thăm dò) bao điều mới lạ.

c. Cu-ba là một đất nước có * (cảnh trí, cảnh sắc, cảnh quan) tươi đẹp.

d. Mùa xuân, hồ I-xức-kun thu hút rất nhiều * (du khách, thực khách, hành khách) tới thăm.

Trả lời: 

a. địa danh

b. khám phá

c. cảnh quan

d. du khách 

Câu 4: Đặt 3 - 4 câu giới thiệu về một địa điểm du lịch mà em biết.

Trả lời: 

  • Paris là thành phố nổi tiếng về sự lãng mạn.

  • Hang Sơn Đoòng là hang động rộng nhất thế giới.

  • Bãi biển Nha Trang là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam.

  • Vịnh Hạ Long có nhiều cảnh quan thiên nhiên vô cùng đẹp.

PHẦN VIẾT

Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả con vật

Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu

Chim bói cá

(Sách Giáo khoa tiếng việt lớp 4, tập 2, Chân trời sáng tạo, trang 109)

a. Tác giả quan sát được những đặc điểm hình dáng nào của con chim bói cá khi nó đậu trên cành tre? Mỗi đặc điêm hình dáng ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

b. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy bói cá bắt mồi rất nhanh?

c. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời: 

a. Khi con chim bói cá đậu trên cành tre, tác giả quan sát lông cánh xanh biếc như tơ, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung hung nâu.

b. Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt.

c. Hình ảnh so sánh: Đầu cúi xuống như kiểu soi gương; nhanh như cắt 

Tác dụng: Giúp người đọc dễ dàng hình dung liên tưởng.

                 Làm cho cách diễn đạt của bài văn hay hơn.

Câu 2: Quan sát một con vật sống trong tự nhiên mà em thích và ghi lại những điều quan sát được.

a. Em đã có dịp quan sát những con vật nào sống trong môi trường tự nhiên?

b. Em thích con vật nào?

c. Con vật đó có hoạt động hoặc thói quen nào đáng chú ý?

d. Khi thực hiện hoạt động hoặc thói quen, hình dáng của con vật có gì đáng chú ý?

Trả lời: 

a. Chim sẻ, chim chích chòe, chim họa mi, chim sơn ca,...

b. Chim sơn ca.

c. Rất hay hót và hót rất hay.

d. Bay vút lên cao, đôi cánh vẫy, chân đậu nhiều cây rồi hót nhìn rất thú vị.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Thi kể tên các loài vật

  • Được đặt dựa vào hình dáng.

  • Được đặt dựa vào tiếng kêu.

  • Được đặt dựa vào cách kiếm mồi.

Trả lời: 

  • Chim chào mào.
  • Chim chích chòe.
  • Chim sâu

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải ngắn gọn tiếng việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo bài 8 đọc Kì diệu Ma-rốc, Soạn ngắn tiếng việt 4 tập 2 CTST bài 8 đọc Kì diệu Ma-rốc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác