Giải chi tiết tiếng việt 4 chân trời bài 3: Dòng sông mặc áo

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Dòng sông mặc áo. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Chia sẻ với bạn về một dòng sông mà em biết.

Chia sẻ với bạn về một dòng sông mà em biết

Trả lời: 

Sông Lam.

 

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

1. Đọc bài thơ: Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo

 

Câu 1: Tác giả đã miêu tả dòng sông vào những thời điểm nào trong ngày?

Trả lời: 

Tác giả miêu tả dòng sông vào những thời điểm sáng, trưa, chiều, đêm, khuya trong ngày.

 

Câu 2: Mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông mặc áo màu gì? Vì sao?

Trả lời: 

Mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông mặc áo màu:

  • Sáng: áo hoa, áo lụa đào (do ánh nắng).

  • Trưa: áo xanh (phản chiếu bầu trời xanh của buổi trưa).

  • Chiều: màu hây hây ráng vàng (màu hoàng hôn).

  • Đêm: nền nhung tím trăm ngàn sao lên, thêu trước ngực vầng trăng (phản chiếu mặt trăng, sao và bầu trời đêm).

  • Khuya: áo đen (đêm khuya có màu đen).

 

Câu 3: Vì sao tác giả nhận xét dòng sông rất "điệu"?

Trả lời: 

Dòng sông rất “điệu” bởi mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông đều khoác lên mình một chiếc áo khác nhau vô cùng đẹp mắt.

 

Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

Trả lời: 

Khuya rồi, sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...

Hình ảnh con sông khi về đêm khoác lên mình bộ áo màu của trời khuya tạo cảm giác kì ảo và tĩnh lặng. Dòng sông lúc này dường như cũng chìm vào giấc ngủ với vạn vật, hòa mình vào dòng chảy nhịp điệu của thời gian.

 

2. Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm: Việt Nam quê hương em

a. Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao viết về:

  • Vẻ đẹp của con người.

  • Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

  • ?

Trả lời: 

Đoàn thuyền đánh cá

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

                                   Hồng Gai, 4 - 10 – 1958

Theo Huy Cận

 

b. Ghi chép từ ngữ, hình ảnh đẹp trong bài thơ hoặc bài ca dao vào nhật ký đọc sách.

Trả lời: 

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng…

 

c. Cùng bạn chia sẻ: 

  • Bài thơ hoặc bài ca dao đã đọc.

  • Nhật ký đọc sách.

Trả lời: 

Học sinh tự chia sẻ

 

d. Thi nghệ sĩ nhí: Đọc và nói 1 - 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.

Trả lời: 

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ này là một cảnh tượng tráng lệ. Mặt trời đỏ rực như hòn lửa lặn xuống bở biển vào lúc hoàng hôn, khi ngày sắp kết thúc.

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về thành phần chính của câu

 

Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

Theo Đoàn Giỏi

Trả lời: 

                     CN                                     VN

CN          VN

CN                             VN

CN                                  VN

Chủ ngữ 

Vị ngữ

Phút yên tĩnh của rừng ban mai

dần dần biến đi.

Chim

hót líu lo

Nắng

bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.

Gió

đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

 

Câu 2: Tìm từ ngữ phù hợp thay cho * trong mỗi câu sau để câu văn cụ thể, sinh động hơn:

a. Đàn cò trắng * bay.

b. Những đoá hoa hồng toả hương *

c. Giờ tan tầm, xe cô đi lại *

d. Dưới hồ, đàn cá * bơi lội.

Trả lời: 

a. Đàn cò trắng vỗ cánh bay.

b. Những đoá hoa hồng toả hương thơm ngát.

c. Giờ tan tầm, xe cô đi lại tấp nập.

d. Dưới hồ, đàn cá tung tăng bơi lội.

 

Câu 3: Viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một loại quả em thích. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn.

Gợi ý: 

Trái táo xanh nhà em khi chín cũng chỉ to bằng một chén trà. Quả tuy bé nhưng ăn ngon lắm. Thịt quả chắc, ăn giòn giòn mà ngọt thanh. Lớp vỏ có màu xanh hơi ngả vàng. Hạt táo bên trong cũng nhỏ. Mỗi mùa táo đến, em có thể ăn táo xanh suốt cả tuần mà chẳng thấy chán.

Chủ ngữ 

Vị ngữ

Trái táo xanh nhà em khi chín

cũng chỉ to bằng một chén trà.

Quả 

tuy bé nhưng ăn ngon lắm.

Thịt quả

chắc, ăn giòn giòn mà ngọt thanh.

Lớp vỏ

có màu xanh hơi ngả vàng.

Hạt táo bên trong

cũng nhỏ.

Mỗi mùa táo đến, em

có thể ăn táo xanh suốt cả tuần mà chẳng thấy chán.

 

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối

 

Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Mỗi dịp Tết, cây đào phai nở rộ làm bừng sáng cả một góc vườn. Nổi bật trên cành cây mảnh dẻ và mấy búp lá xanh non là những chùm hoa đơm đặc. Hoa đào có năm cánh mỏng, màu phớt hồng. Hoa mới nở chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi. Khi nở hết, những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.

Theo Minh Hương

  • Đoạn văn tả bộ phận nào của cây đào?

  • Tác giả quan sát bộ phận ấy bằng những giác quan nào? 

  • Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả bộ phận ấy?

b. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết,... Vòm cây lá chen hoa bao trùm cả ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Theo Trần Hoài Dương

  • Đoạn văn tả hoa giấy vào thời điểm nào?

  • Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả vẻ đẹp của hoa giấy vào thời điểm đó?

  • Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong đoạn văn.

Trả lời: 

a. 

  • Đoạn văn miêu tả: Hoa đào.

  • Tác giả quan sát bằng giác quan: Thị giác.

  • Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoa đào: 

  • Nở rộ làm bừng sáng cả một góc vườn; 

  • Những chùm hoa đơm đặc; 

  • Năm cánh mỏng, màu phớt hồng; 

  • Hoa mới nở chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi; 

  • Những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.

b.

  • Đoạn văn miêu tả vào thời điểm: Lúc trời nắng gắt (mùa hè, lúc hoa nở).

  • Tác gải dùng những từ ngữ, hình ảnh tả vẻ đẹp của hoa giấy: 

  • bồng lên rực rỡ; 

  • Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết; 

  • Vòm cây lá chen hoa; đẹp một cách giản dị; 

  • Cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.

  • Hình ảnh so sánh: Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ 

-> Giúp người đọc dễ dàng hình dung hình dạng và độ mỏng của cánh hoa.

 

Câu 2: Viết đoạn văn tả hoa của một cây hoa em thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.

Gợi ý: 

Hoa hồng là loài hoa mà em thích nhất. Trước sân nhà em có trồng một chậu cây hoa hồng, khi nào mở cửa ra sẽ ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng. Cây hoa hồng nhung đó có nguồn gốc từ nhà bà ngoại em, vì em thích hoa hồng nên bố em đã xin bà chiết một cành về trồng trước sân nhà. Thân của cây hoa hồng màu xanh, chỉ to hơn ngón tay một chút, thân cây có nhiều gai nhọn, khi bị đâm vào tay sẽ rất đau và có thể bị chảy máu. Lá của cây hoa hồng là màu xanh và có những răng cưa ở viền lá. Cây hoa hồng ngày một lớn, nở ra những cái nụ đầu tiên, dần dần những cái nụ ấy nở thành những bông hoa rực rỡ. Cả cây hoa khoe sắc như một bức tranh tuyệt đẹp. Chúng bây giờ như những người bạn của em. Hằng ngày em chăm sóc chúng, còn chúng lại luôn nói với em rằng chị hãy học tập thật tốt, để bố mẹ vui lòng nhé. Em sẽ chăm sóc cây hoa thật cẩn thận để nó nở những bông hoa thật đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời.

 

Câu 3: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em

Trả lời: 

Học sinh có thể thêm hình ảnh nhân hóa vào đoạn văn. VD: Mỗi khi có một làn gió thổi qua, cây hoa hồng lại đung đưa như vẫy chào em.

 

Câu 4: Chia sẻ đoạn văn trong nhóm và bình chọn:

Từ ngữ gợi tả             Hình ảnh đẹp                 Câu văn hay

Trả lời: 

  • Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất.

  • Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài, tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại…

 

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Nói nối tiếp để cùng bạn tả một loài hoa em biết, trong đó có hình ảnh so sánh.

Trả lời:

Cây nguyệt quế thuộc loại thân gỗ mềm như cây hoa nhài, cây chè nhưng nó chỉ cao khoảng 1 mét. Cành cây, nhánh cây khép tán, lá um tùm xòe ra. Mỗi cành có nhiều nhánh, mỗi nhánh có nhiều tia, mỗi tia thường có bảy lá trổ về hai phía. Lá hình bầu dục, to bằng bề mặt đốt ngón tay trỏ trẻ em. Lá non xanh nhạt, lá bánh tẻ xanh biếc. Hoa mọc ở đầy tia lá. Một cây thường có hàng trăm, hàng ngàn tia lá; cây có bao nhiêu tia lá là có bấy nhiêu chùm hoa, chùm nụ. Khi nở hoa, trông như một mâm xôi nếp vồng lên thơm nức khắp sân thượng nhà em.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác