Giải chi tiết tiếng việt 4 chân trời bài 5: Điều ước của vua Mi-đát

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Điều ước của vua Mi-đát. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Tưởng tượng và trao đổi với bạn: Điều gì sẽ xảy ra khi mọi vật xung quanh chúng ta đều biến thành vàng?

Trả lời: 

Không thể ăn uống, sinh hoạt; nhiều vật dụng không thể sử dụng, chỉ để ngắm...

 

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP 

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát

 

Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? Vì sao?

Trả lời: 

Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt cho mọi vật mà vua Mi-đát chạm vào đều hóa thành vàng vì ông là người tham lam.

 

Câu 2: Tìm các chi tiết cho thấy vua Mi-đát hài lòng với phép màu Thần ban cho.

Trả lời: 

Chi tiết vua Mi-đát hài lòng với phép màu Thần ban cho: Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!

 

Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải cầu khẩn Thần lấy lại điều ước mình đã xin?

Trả lời: 

Vua Mi-đát phải cầu khẩn Thân lấy lại điều ước mình đã xin là vì khi ngồi vào bàn ăn, ông nhận ra mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Mọi thức ăn ông chạm vào đều hóa thành vàng khiến ông không thể ăn được thứ gì.

 

Câu 4: Theo em, vì sao thần Đi-ô-ni-dốt đồng ý tặng cho vua Mi-đát điều ước khủng khiếp?

Trả lời: 

Thần Đi-ô-ni-dốt đồng ý tặng cho vua Mi-đát điều ước khủng khiếp là vì muốn trừng trị thói tham lam của vua Mi-đát, khiến cho ông nhận ra sự tai hại của thói tham lam đó.

 

Câu 5: Em học được điều gì từ câu chuyện?

Trả lời: 

Bài học từ câu chuyện:

  • Không nên tham lam.

  • Lòng tham là vô đáy và xấu xa; hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về chủ ngữ

 

Câu 1: Xác định chủ ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...

Theo Hoàng Hữu Bội

b. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát đại khi nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vụ trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Theo Tạ Duy Anh

Trả lời: 

a.

Vòm trời / cao xanh mênh mông.

    CN

Gió / từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.

CN

Khoảng trời sau dãy núi phía đông / ửng đỏ.

                    CN

Những tia nắng đầu tiên / hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây 

                CN

những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn..

b.

Cánh diều / mềm mại như cánh bướm.

         CN

Chúng tôi / vui sướng đến phát đại khi nhìn lên trời.

       CN

Tiếng sáo diều / vi vụ trầm bổng.

           CN

Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,... / như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

                   CN

 

Câu 2: Thay* trong các đoạn văn sau bằng một chủ ngữ phù hợp trong khung:

a.

bầu trời, mặt trời cuối thu, hương vị thôn quê

* nhọc nhằn chọc thủng màn sương,từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. * dần dần tươi sáng. * đầy quyến rũ, ngọt ngào mùi lúa chín.

Theo Ngô Tất Tố

b.

hương hoa dẻ, cánh hoa, hoa dẻ, từng chùm hoa

* vàng ruộm, cái sắc vàng rất tươi, rất trong trẻo. * nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh. * buông dài mềm mại. * ngan ngát, mát dịu.

Theo Văn Linh

Trả lời: 

a. Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ, ngọt ngào mùi lúa chín.

b. Hoa dẻ vàng ruộm, cái sắc vàng rất tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh. Cánh hoa buông dài mềm mại. Hương hoa dẻ ngan ngát, mát dịu.

 

Câu 3: Đặt 1 - 2 câu có chủ ngữ:

  • Chỉ người

  • Chỉ đồ vật

  • Chỉ cây cối

  • Chỉ loài vật

Trả lời: 

  • Cô giáo của em rất yêu học sinh.

  • Chiếc thước kẻ này làm bằng nhựa.

  • Cây phượng đỏ được trồng ở giữa sân trường.

  • Con chó đang uống nước.

 

PHẦN VIẾT

Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối

 

Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.

Theo Vy Anh 

  • Đoạn văn có nội dung gì?

  • Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

  • Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?

b. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

Theo Băng Sơn

  • Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?

  • Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

  • Tác giả đã nhân hoá cây si bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

Trả lời: 

a.

  • Đoạn văn có nội dung: Miêu tả cây bàng.

  • Từ ngữ, hình ảnh miêu tả lá bàng: Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh.

  • Cây bàng có lợi ích: Che mát một khoảng sân trường.

b.

  • Đoạn văn miêu tả bộ phận cây si: Lá cây si.

  • Từ ngữ, hình ảnh miêu tả lá si: tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát; Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

  • Tác giả nhân hóa cây si trong câu "Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm".

Tác dụng: Điều này giúp cây si trở nên gần gũi, mật thiết với con người.

 

Câu 2: Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật (gốc, thân, lá,...) của một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.

Gợi ý: 

Lá cây xoài lúc còn non chỉ nhỏ như ngón tay. Lúc ấy lá có màu đỏ nâu nhạt rất đẹp và khi dưới ánh nắng mặt trời thì bóng loáng. Khi còn non, lá xoài rất thơm, khi ăn có vị chua và chát nhẹ nhàng, nếu đem ăn cùng các món cuốn thì rất ngon. Qua vài tuần, lá xoài to gấp năm sáu lần khi còn nhỏ. Lúc này, lá xoài chuyển sang màu xanh thẫm, độ bóng trên bề mặt cũng mất đi. Lá không dàn phẳng, mà hơi cong cong lên theo sống lá ở giữa. Nhờ vậy, khi có trời mưa hay được tưới nước, lá xoài có thể giữ lại nước trên bề mặt nhiều hơn các loại lá khác.

 

Câu 3: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.

Trả lời: 

Học sinh tự đọc và tự chỉnh sửa

 

Câu 4: Chia sẻ với bạn những điều em thích trong đoạn văn của mình.

Trả lời: 

 "Lúc ấy lá có màu đỏ nâu nhạt rất đẹp và khi dưới ánh nắng mặt trời thì bóng loáng."



PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Tìm vần và thêm dấu thanh (nếu cần) phù hợp với mỗi... để tạo thành từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc,... dựa vào hình gợi ý

Tìm vần và thêm dấu thanh (nếu cần) phù hợp với mỗi... để tạo thành từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc,... dựa vào hình gợi ý

Trả lời: 

  • véo von

  • rậm rạp

  • lấp lánh

  • róc rách

  • xinh xắn

  • mênh mông

 

Câu 2: Nói 1- 2 câu có từ tìm được trên đường đi ở bài tập 1.

Trả lời: 

Cánh đồng rộng mênh mông.

 

Tiếng chim hót véo von

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác