Giải chi tiết tiếng việt 4 chân trời bài 7: Bè xuôi sông La
Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Bè xuôi sông La. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc
Trả lời:
Con sông trải dài giữa hai bên cánh rừng xanh ngát. Trên sông có những con bè chở gỗ.
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
1. Bài đọc: Bè xuôi sông La
Câu 1: Vẻ đẹp của sông La được tả bằng từ ngữ, hình ảnh nào?
Trả lời:
Vẻ đẹp của sông La được tả bằng từ ngữ, hình ảnh: trong veo, sóng long lanh
Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
So sánh: sông la với ánh mắt; bờ tre với hàng mi; gỗ với bầy trâu; sóng với vẩy cá.
-> Tác dụng: Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn; giúp người đọc dễ dàng hình dung độ trong của sông La và nét đẹp của sông La với bờ tre.
Nhân hóa: bè đi chiều thầm thì.
-> Tác dụng: Giúp những chiếc bè dường như trở nên có hồn hơn, gần gũi hơn, dường như cũng đang hòa mình vào với công việc.
Câu 3: Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng giác quan nào? Tác giả đã cảm nhận được những gì?
Trả lời:
Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng những giác quan:
Thị giác: bờ tre xanh im mát, ngói hồng, đồng vàng hoe lúa trổ bông, khói.
Thính giác: chim hót.
Khứu giác: mùi vôi, mùi lán cưa,
Câu 4: Em có cảm nhận gì về sông La và cuộc sống của con người ở hai bên bờ sông?
Trả lời:
Sông La trong xanh, tươi mát. Cuộc sống con người hai bên bờ sông mặc dù bị ảnh hưởng bởi bom đạn nhưng vẫn luôn nhộn nhịp, tràn đầy sức sống với những hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
2. Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm: Cuộc sống mến yêu
a. Tìm đọc một bản tin viết về:
Một người yêu cuộc sống.
Một người lạc quan, biết vượt lên hoàn cảnh.
?
Trả lời:
Nguyễn Ngọc Ký là một thầy giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông bằng ý chí, nghị lực đã vượt lên số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được biết đến Bàn chân kỳ diệu.
b. Ghi chép tóm tắt nội dung bản tin vào Nhật ký đọc sách bằng một đoạn văn ngắn hoặc bằng sơ đồ đơn giản.
Tên
Tình huống
?
Trả lời:
Tên: Nguyễn Ngọc Ký.
Tình huống: Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay.
c. Cùng bạn chia sẻ
Bản tin đã đọc
Nhật ký đọc sách
Trả lời:
Học sinh chia sẻ với bạn.
d. Thi Phát thanh viên nhí: Đọc và chia sẻ những điều em học được từ nhân vật trong bản tin.
Trả lời:
Bài học: Luôn luôn phấn đấu, không từ bỏ, nỗ lực vượt qua khó khăn.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu
Mùa xuân là mùa của lễ hội. Bầu trời cao và trong xanh. Những chị bướm trăng, bướm nâu bay rập rờn. Những chú hoẵng khoác áo mới đi dự hội mùa xuân.
Phan Phùng Duy
Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi. Thấy động, những con chim chìa vôi non kêu líu ríu. Hai đứa bé ý tứ quỳ xuống bên cạnh.
Nguyễn Quang Thiều
a. Xác định vị ngữ của từng câu.
b. Cho biết mỗi vị ngữ tìm được trả lời cho câu hỏi nào?
c. Theo em, vị ngữ cho biết điều gì về sự vật được nêu ở chủ ngữ?
Trả lời:
a.
Mùa xuân / là mùa của lễ hội.
VN
Bầu trời / cao và trong xanh.
VN
Những chị bướm trăng, bướm nâu / bay rập rờn.
VN
Những chú hoẵng / khoác áo mới đi dự hội mùa xuân.
VN
Hai anh em thằng Mên / tìm đến cái ổ chim chìa vôi.
VN
Thấy động, những con chim chìa vôi non / kêu líu ríu.
VN
Hai đứa bé / ý tứ quỳ xuống bên cạnh.
VN
b.
là mùa của lễ hội: Là gì?
cao và trong xanh: Thế nào?
Bay rập rờn: Làm gì?
khoác áo mới đi dự hội mùa xuân: Làm gì?
tìm đến cái ổ chim chìa vôi: Làm gì?
kêu líu ríu: Làm gì?
ý tứ quỳ xuống bên cạnh: Làm gì?
c. Cho biết tính chất, hành động, trạng thái của chủ ngữ.
Câu 2: Tìm vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu
A | B |
Người ta | là một ngọn tháp xanh. |
Mỗi cây thông | ngân nga. |
Tiếng sáo diều | bơi lội tung tăng. |
Đàn cá bảy màu | thường trồng hoa giấy để làm cảnh. |
Trả lời:
Người ta thường trồng hoa giấy để làm cảnh.
Mỗi cây thông là một ngọn tháp xanh.
Tiếng sáo diều ngân nga.
Đàn cá bảy màu bơi lội tung tăng.
Câu 3: Tìm vị ngũ phù hợp thay cho* trong mỗi dòng sau để tạo thành câu:
a. Vườn cây vú sữa*
b. Các cô cậu học trò*
c. Sáng sớm mai, đường làng*
Trả lời:
a. Vườn cây vú sữa sai trĩu quả.
b. Các cô cậu học trò cười nói vui vẻ.
c. Sáng sớm mai, đường làng sẽ được sửa chữa.
Câu 4: Đặt 1 - 2 câu:
a. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì?
b. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì?
c. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Thế nào?
Trả lời:
a. Người đang đứng trên bục giảng là giáo viên chủ nhiệm của em.
b. Cô ấy đang giảng bài.
c. Cô ấy rất yêu quý học sinh cùa mình.
PHẦN VIẾT
Viết bài văn miêu tả cây cối
Câu hỏi: Viết bài văn miêu tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
Gợi ý:
Ở sân trường em có rất nhiều những loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với những bông hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng.
Cây bằng lăng nằm ngay bên cạnh với lớp em. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh ở xung quanh. Cây cao tầm 2 mét, cành lá tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Lá bằng lăng không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá.
Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Hoa bằng lăng mềm như lụa và nhẹ như nhung. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ trên nhìn xuống cây trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.
Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em và các bạn sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt.
PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Thi tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của nước biển, sông, hồ,...
Trả lời:
Trong veo, tĩnh lặng, mát dịu,...
Câu 2: Nói 1 - 2 câu miêu tả cảnh sông nước mà em biết.
Trả lời:
Nước sông Hồng nặng trĩu phù sa.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận