Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm sữa là

A. Ki-lô-gam.

B. Mi-li-lít.

C. Tạ.

D. Đề-xi-mét.

Câu 2: Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp) là gì?

A. Đặt nguyên liệu vào chõ hoặc khay, giá, đĩa,..., duy trì lửa to để hơi nước bốc lên đủ nhiều liên tục cho tới khi chín.

B. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.

C. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn. 

D. Cho thực phẩm lên vỉ nướng, xiên vào que hoặc bọc giấy bạc.

Câu 3: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm trứng gà là

A. Mi-li-lít.

B. Gam.

C. Yến.

D. Quả.

Câu 4: Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp nấu là gì? 

A. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc).

B. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.

C. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.

D. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.

Câu 5: Theo dữ liệu trên, đơn giá ước tính của thực phẩm là

A. Quả.

B. Gam.

C. Tạ.

D. Đồng.

Câu 6: Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp kho là gì? 

A. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.

B. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.

C. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

D. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.

Câu 7:  Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp kho là gì? 

A. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.

B. Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị; sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm (một số món sẽ cạn hoặc còn ít nước).

C. Sử dụng lửa lớn đến khi thực phẩm cạn nước.

D. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.

Câu 8: Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp kho là gì? 

A. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.

B. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi nhóm.

C. Cho ra đĩa, có thể kèm nước chấm.

D. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.

Câu 9: Đơn vị tính là đồng/kg. Vậy 500g bằng bao nhiêu ki-lô-gam?

A. 50kg.

B. 0,05kg.

C. 5000kg.

D. 0,5kg.

Câu 10: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc

A. Thịt kho, canh, bánh bao.

B. Đậu phộng, rau, bún xào.

C. Cá kho, thịt luộc, rau xào.

D. Rau luộc, trứng luộc, thịt luộc.

Câu 11: 01 quả ngô ngọt có đơn giá ước tính 10 000 đồng. Vậy chi phí dự tính 0,5 quả ngô ngọt là bao nhiêu đồng?

A. 15 000 đồng.

B. 3 000 đồng.

C. 7 000 đồng.

D. 5 000 đồng.

Câu 12: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp hơi nước nóng (hấp)

A. Lợn rừng, cá hấp xì dầu.

B. Cá kho, đồ xôi, bê xào sả ớt.

C. Đồ xôi, tôm hấp, cá hấp xì dầu.

D. Gà nướng, vịt quay, đồ xôi.

Câu 13: Muốn làm món ăn soup gà nấm, cần chuẩn bị những thực phẩm nào?

A. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.

B. Thịt bò, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.

C. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm đùi gà, nấm hương khô. 

D. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, rau muống.

Câu 14: Tại sao trong quá trình chế biến thực phẩm thường xảy ra hiện tượng biến đổi màu tự nhiên của rau, quả xanh khi nấu, luộc?

A. Do sự tác động tương hỗ giữa acid với các chlorophyll chứa trong dịch tế bào.

B. Do sự tác động tương hỗ giữa acid amin với các acid chứa trong dịch tế bào.

C. Do sự tác động tương hỗ giữa chlorophyll với các protein chứa trong dịch tế bào.

D. Do sự tác động tương hỗ giữa chlorophyll với các acid chứa trong dịch tế bào.

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Em hãy trình bày quy trình thực hiện món kho.

Câu 2 (1 điểm): Em hãy trình bày các bước làm món thịt kho trứng.

Câu 3 (1 điểm): Tại sao, cần phải tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

  1. B

  1. A

  1. D
  1. D

  1. D

  1. B

  1. B

  1. B
  1. D
  1. D
  1. D

12.        C

13.       A

14.       D

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

 

- Quy trình thực hiện món kho là: 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: làm sạch thực phầm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

Bước 2: Chế biến: Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị. Thường sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm, một số món sẽ cạn hoặc còn ít nước. Nếu kết hợp kho nguyên liệu động vật với thực vật, thường cần kho nguyên liệu động vật trước, sau đó mới tới thực vật.

Bước 3: Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món.

Câu 2

Các bước làm món thịt kho trứng:

Chuẩn bị. Nguyên liệu: Thịt ba chỉ, trứng gà, nước dừa, hành khô, hạt tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm.

Dụng cụ: Dao thái, thớt, đũa, bếp đun, nồi đun, bát tô hoặc đĩa sâu lòng.

 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Hành khô: Bóc vỏ, băm nhỏ. Thịt ba chỉ: rửa sạch, cắt thái tuỳ ăn, thường kích cỡ khoảng 2 cmn x 3 cm x 1cm. Ướp thịt với hành băm, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu từ 15 đến 20 phút. Trứng gà: rửa sạch.

Bước 2: Chế biến: trứng luộc chín, bóc vỏ, để riêng ra bát. Thắng nước đường: bắc nồi lên bếp, để nồi khô, cho 2 muỗng canh đường vào để lửa vừa và đảo liên tực cho đến khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián. Cho nước dừa vào nồi, khuấy đều cho tan đường, thu được nước hàng màu đỏ nâu. Cho thịt đã ướp cùng trứng vào nước hàng, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, nêm nếm gia vị vừa ăn, tiếp tục đun cho đến khi thịt mềm và ngấm gia vị thì tắt bếp.

Bước 3: Trình bày món ăn: Múc thịt ra bát tô hoặc đĩa sâu lòng, trang trí tuỳ ý. Có thể thêm hành chẻ, rau mùi, ăn nóng với cơm hoặc xôi.

Câu 3

Cần phải tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn vì: Tránh lãng phí và có thể tính toán chi tiết từng bữa ăn. Chi tiêu một cách hợp lí và có thể tiết kiệm được ngân sách chi tiêu trong gia đình.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác