Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nếu cơ thể thiếu chất khoáng calcium sẽ dẫn đến hệ quả gì?

A. Thiếu máu.

B. Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.

C. Tăng huyết áp.

D. Dẫn đến bệnh bướu cổ. 

Câu 2: Thực phẩm giàu lodine thường có trong thực phẩm nào?

A. Gạo, ngô, cá mực, rau bắp cải.

B. Rau bắp cải, cá ngừ, táo, dâu tây.

C. Súp lơ xanh, cá mực, trứng, cá ngừ.

D. Rau bắp cải, cá mực, rong biển, sữa, tôm.

Câu 3: Ngành chế biến thực phẩm là gì?

A. Kiểm tra và đánh giá chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến một cách định kì.

B. Cắt thịt từ xác động vật hay nướng, đông lạnh, hun nhiệt, nghiền, trộn, chế biến các loại thực phẩm, đồ uống,...

C. Chuẩn bị và nấu các bữa ăn trong khách sạn, nhà hàng, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách, gia đình riêng và các nơi ăn uống khác.

D. Nghiên cứu về cách chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản.

Câu 4: An toàn lao động là:

A. Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

B. Giải pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, hạn chế xảy ra thương tật, tử vong đối với người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

C. Giải pháp phòng, chống tác động các yếu tố nguy hiểm về sản xuất, hạn chế xảy ra thương tật đối với con người trong quá trình lao động.

D. Giải pháp hạn chế tai nạn lao động, hạn chế xảy ra thương tật đối với con người trong quá trình lao động.

Câu 5: Đảm bảo các nguyên tắc an toàn lao động giúp người lao động.

A. Ảnh hưởng đến tính mạng.

B. Gây thiệt hại về tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.

C. Giảm nguy cơ mắc phải các tai nạn như đứt tay, bỏng lửa, bỏng lạnh,...

D. Giảm năng suất khi làm việc.

Câu 6: Thực phẩm được bảo quản đúng cách sẽ để được trong khoảng thời gian bao lâu?

A. Từ 2 giờ đến 5 giờ.

B. Từ 4 giờ đến 5 giờ.

C. Từ 4 giờ đến 9 giờ.

D. Từ 1 giờ đến 2 giờ.

Câu 7: Em hiểu thế nào về ngành chế biến thực phẩm?

A. Vận hành dây chuyền chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.

B. Sơ chế nguyên liệu thực phẩm cho quá trình chế biến.

C. Chế biến thực phẩm thành các sản phẩm theo nhu cầu.

D. Giám sát máy móc và thiết bị chế biến thực phẩm.

Câu 8: Công việc của thợ chế biến thực phẩm là:

A. Những người làm nhiệm vụ có liên quan thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật,...

B. Những người lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn.

C. Những người làm nhiệm vụ có liên quan đến việc xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ cho con người và động vật.

D. Những người làm nhiệm vụ chuẩn bị một số ít nguyên liệu, nấu và pha chế các thức ăn, đồ uống đơn giản.

Câu 9: Đâu không phải là tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thường gặp?

A. Tác nhân hóa học.

B. Tác nhân khoa học.

C. Tác nhân vật lí.

D. Tác nhân sinh học.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói ngành chế biến thực phẩm?

A. Nghiên cứu cách chế biến sản phẩm từ thực phẩm.

B. Kiểm tra và đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến.

C. Là ngành nghiên cứu về cách chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản. 

D. Vận hành dây chuyền chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công việc chính của thợ chế biến thực phẩm?

A. Giết mổ động vật; chuẩn bị, chế biến thịt, cá và các thực phẩm liên quan.

B. Ném và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau.

C. Làm sạch khu vực chuẩn bị thực phẩm, khu vực và dụng cụ nấu ăn.

D. Chế biến, bảo quản trái cây, rau, củ và thực phẩm liên quan.

Câu 12: Lấy ví dụ về chất độc có sẵn trong thực phẩm?

A. Chất xơ có trong rau, củ, quả.

B. Vitamin A có trong cà rốt, bơ.

C. Tetrodotoxin trong buồng trứng cá nóc.

D. Đạm có trong thịt lợn, gà.

Câu 13: Để thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc, người lao động cần

A. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn lao động.

B. Đảm bảo Luật Lao động trong quá trình vận chuyển, chế biến thực phẩm.

C. Đảm bảo các nguyên tắc an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.

D. Sử dụng không đúng các dụng cụ, thiết bị khi chế biến thực phẩm.

Câu 14: Để thực hiện tốt công việc của một thợ chế biến thực phẩm cần phải chú trọng phát triển những năng lực nào?

A. Kĩ năng chế biến các loại thực phẩm như thịt, cá, thủy sản, thực phẩm đông lạnh,...

B. Kĩ năng vận hành máy móc.

C. Kĩ năng quản lí đầu bếp và nhân viên.

D. Kĩ năng giám sát máy sản xuất thực phẩm tại nhà máy.

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Theo em, ngành chế biến thực phẩm là gì?

Câu 2 (1 điểm): Có nhận định cho rằng, thợ chế biến thực phẩm là người nấu ăn. Theo em, nhận định đó đúng hay sai? Tại sao?

Câu 3 (1 điểm): Vì sao cần đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

  1. B

  1. C

  1. D
  1. A

  1. C

  1. B

  1. A

  1. C
  1. B
  1. D
  1. C
  1. C
  1. C
  1. A
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

 

Ngành chế biến thực phẩm là: ngành nghiên cứu về cách chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản, kiểm tra và đánh giá chất lượng nông sản trong quy trình chế biến, nghiên cứu cách chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.

Câu 2

 Theo em, thì thợ chế biến thực phẩm cũng có thể được xem là người nấu ăn.

- Giải thích: thợ chế biến thực phẩm và người nấu ăn đều tham gia vào quá trình chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu thực phẩm cho quá trình chế biến.

Câu 3

Đảm bảo các nguyên tắc của an toàn lao động giúp:

- Giảm thiểu nguy cơ mắc phải các tai nạn như đứt tay, bỏng lửa, bỏng nước, trượt ngã, điện giật, cháy nổ,... nguy hiểm hơn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tham gia chế biến thực phẩm.

- Giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.

- Giúp người lao động thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc.

Vai trò của an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Giữ được tối đa các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý cấp tính, mãn tính do nhiễm khuẩn, nhiễm độc có trong thực phẩm không an toàn, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật cho hệ thống y tế quốc gia.

- Hạn chế tối đa nguy cơ làm suy giảm sức khoẻ giống nòi và chất lượng dân số vì sử dụng thực phẩm không an toàn. Nếu sử dụng thực phẩm không an toàn kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm sức khoẻ do mắc các bệnh lý mãn tính như thiếu máu, suy tạng, suy nhược cơ thể.; nguy hiểm hơn là có thể gây nên các bệnh lý di truyền, quái thai,... ở thế hệ sau.

- Tạo uy tín cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm của quốc gia với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó tạo ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông sản, tạo nguồn lợi kinh tế lớn, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác