Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

  Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đặc điểm của thịt lợn tươi ngon là

A. Có màu trắng, săn chắc, da mỏng, không có mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh.

B. Có màu hồng, thịt nhão, da mỏng, không có mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh.

C. Có màu hồng, săn chắc, da mỏng, không có mùi ôi thiu, có mùi thuốc kháng sinh.

D. Có màu hồng, săn chắc, da mỏng, không có mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh.

Câu 2. Đặc điểm của thịt nạc vai là

A. Miếng thịt có phần mỡ và nạc xen kẽ, xếp lớp lên nhau.

B. Miếng thịt dày, đầy đặn; vừa có mỡ, vừa có nạc, tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng.

C. Miếng thịt có bì, mỡ và nạc được phân tách rõ ràng.

D. Miếng thịt không có mỡ, thịt mềm, thớ nhỏ, màu hồng nhạt.

Câu 3. Đặc điểm của thịt ba chỉ là

A. Miếng thịt có phần mỡ và nạc xen kẽ, xếp lớp lên nhau; da bì mỏng, nhẵn.

B. Miếng thịt dày, đầy đặn; vừa có mỡ, vừa có nạc, tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng.

C. Miếng thịt có bì, mỡ và nạc được phân tách rõ ràng.

D. Miếng thịt không có mỡ, thịt mềm, thớ nhỏ, màu hồng nhạt.

Câu 4. Đặc điểm của thịt mông là

A. Miếng thịt có phần mỡ và nạc xen kẽ, xếp lớp lên nhau.

B. Miếng thịt dày, đầy đặn; vừa có mỡ, vừa có nạc, tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng.

C. Miếng thịt có bì mỏng, mỡ và phần thịt nạc dày được phân tách rõ ràng; không có gân.

D. Miếng thịt không có mỡ, thịt mềm, thớ nhỏ, màu hồng nhạt.

Câu 5. Chất khoáng sắt thường có trong các loại thực phầm nào?

A. Muối, các loại gia vị.

B. Các loại thịt, hải sản, lòng đỏ trứng, rau cải.

C. Rau lá màu xanh đậm.

D. Gan, thịt động vật bốn chân và trứng. 

Câu 6. Chất khoáng kẽm có vai trò gì đối với cơ thể người?

A. Giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bộ não tim mạch.

B. Làm cho xương và răng chắc khỏe.

C. Tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ thống thần kinh trung ương.

D. Là thành phần của enzyme hoặc xúc tác cho phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 

Câu 7.  Nếu cơ thể thiếu chất khoáng calcium sẽ dẫn đến hệ quả gì?

A. Thiếu máu.

B. Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.

C. Tăng huyết áp.

D. Dẫn đến bệnh bướu cổ. 

Câu 8. Chất xơ là:

A. nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, cần bổ sung từ nguồn cung cấp là các loại thực phẩm. 

B. một trong những chất sinh năng lượng quan trọng với cơ thể người.

C. thành phần cơ bản nhất của các bữa ăn, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. 

D. một trong các loại carbohydrate, không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng đối với con người.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách chọn dầu thực vật ngon?

A. Dầu có màu vàng đậm, vẩn đục, không có mùi vị lạ.

B. Có đầy đủ thông tin thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

C. Dầu có màu vàng nhạt, trong suốt, không bị vẩn đục, ôi khét, không có mùi vị lạ.

D. Dầu không có chất lắng đọng.

Câu 10. Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi sinh vật, làm chậm quá trình sinh hóa trong thực phẩm là biện pháp bảo quản thực phẩm nào?

A. Làm khô.

B. Bảo quản bằng nhiệt độ cao.

C. Bảo quản bằng nhiệt độ thấp.

D. Ướp muối hoặc đường.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về một số vai trò chính của chất xơ đối với cơ thể người?

A. Là môi trường cho các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể. 

B. Giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài dễ dàng hơn.

C. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì và một số bệnh đường ruột.

D. Giúp cải thiện việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng. 

Câu 12. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nước?

A. Có thể cung cấp nước cho cơ thể từ việc ăn các loại thực phẩm là thịt đỏ, hải sản.

B. Là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật cũng như con người.

C. Nước chiếm khoảng 74% trọng lượng cơ thể của trẻ sơ sinh.

D. Nước chiếm khoảng 55 – 60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nam giới. 

Câu 13. Thừa vitamin C có thể dẫn tới.

A. Xanh xao, tăng tiết mồ hôi, khó thở, cứng cơ, phù, thở không đều, giảm vận động hoặc hoạt động, sưng mí mắt hoặc đỏ da.

B. Nhức đầu, ngứa ngáy, phát ban, gây tê liệt hay yếu chân tay, cơ mặt.

C. Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ, viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận, gây bệnh gút.

D. Gây hiện tượng hoảng hốt, đau đầu, mệt mỏi, tê thần kinh cơ bắp, tim đập nhanh, chuột rút, phù nề.

Câu 14. Gạo lứt mang lại lợi ích gì cho người sử dụng?

A. Mang lại lợi ích cho những người là vận động viên.

B. Tốt sức khỏe đối với những người mang thai.

C. Tốt cho sức khỏe đối với những người mắc các bệnh lí liên quan đến tim mạch, đái tháo đường,...

D. Giúp ổn định huyết áp.

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Em hãy trình bày cách bảo quản chất dinh dưỡng trước khi chế biến.

Câu 2 (1 điểm): Cho các loại thực phẩm: Thịt lợn (thịt heo), cà rốt, cua, đậu cô ve, bí đao, rau muống, khoai lang, bánh mì, bông cải, cải thìa, sườn lợn, bắp cải thảo, dứa, mỡ lợn, tôm khô, cá viên, su su, thịt gà, dầu ăn, gạo, cá ba sa.

Tech12h

Em hãy phân loại những thực phẩm dưới đây theo các nhóm thực phẩm trên.

Câu 3 (1 điểm): Tại sao trong khẩu phần ăn cần có sự kết hợp nhiều loại thực phẩm, kết hợp giữa thực phẩm có nguồn gốc động thực vật?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

  1. D

  1. B

  1. A
  1. C

  1. C

  1. C

  1. B

  1. D
  1. A
  1. C
  1. A
  1. A
  1. C
  1. C
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

 

Cách bảo quản chất dinh dưỡng trước khi chế biến.

- Thịt, cá: không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì dễ làm mất các khoáng chất có trong thịt, cá. Bảo quản cẩn thận sau khi giết mổ.

- Thực phẩm tươi sống: có thể bảo quản lạnh trong thời gian ngắn và đông lạnh khi chưa cần sử dụng ngay.

- Rau, củ quả, hạt tươi:

+ Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt, thái sau khi rửa, không để rau khô héo.

+ Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.

+ Nên sơ chế sách sẽ và bảo quản lạnh trong thời gian ngắn.

- Đậu, hạt khô, gạo:

+ Đậu, hạt khô: nên để trong hộp, lọ kín,… bảo quản nơi khô rao, mát mẻ.

+ Gạo: không vo, rửa quá kĩ vì sẽ dễ mất vitamin B1

Câu 2

 

Nhóm thực phẩm

    Thực phẩm

Protein

Thịt lợn,cua, sườn lợn, Tôm, thịt gà, cá viên, cá basa.

Lipid

Thịt lợn, sườn lợn, mỡ lợn, dầu ăn, cá basa.

Carbohydrate

Khoai lang, bánh mì, gạo

Vitamin và khoáng chất

Cà rốt, đậu cô ve, bí đao, rau muống, khoai lang, bông cải, cải thìa, bắp cải thảo, dứa, su su.

 

Câu 3

Trong khẩu phần ăn cần có sự kết hợp nhiều loại thực phẩm, kết hợp giữa thực phẩm có nguồn gốc động thực vật vì: Mỗi lại thực phẩm sẽ cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau. Trong khẩu phần ăn cần có sự kết hợp giữa thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật vì có chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn gốc động vật, có chất dinh dươncg được cung cấp từ nguồn gốc thực vật.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác