Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9
KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Đọc thông tin sau và trả lời câu 1:
Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với thực đơn như sau:
STT | Tên món | Thực phẩm | Đơn vị tính | Số lượng | |||
Bố | Mẹ | Con | Tổng | ||||
1 | Cơm | Gạo | g | 150 | 100 | 120 | 370 |
2 | Thịt gà luộc | Thịt gà ta | g | 150 | 120 | 130 | 400 |
3 | Trứng kho | Trứng gà | Quả | 1 | 1 | 1 | 3 |
4 | Cải ngọt luộc | Rau cải ngọt | g | 200 | 200 | 200 | 600 |
5 | Dưa hấu | Dưa hấu | g | 200 | 150 | 150 | 500 |
6 | Sữa | Sữa bò | mL |
|
| 200 | 200 |
Câu 1 (0,25 điểm). Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm sữa là
A. Ki-lô-gam.
B. Mi-li-lít.
C. Tạ.
D. Đề-xi-mét.
Câu 2 (0,25 điểm). Khi tính chi phí cần lưu ý điều gì giữa đơn vị tính khối lượng thực phẩm và giá tiền?
A. Tính thống nhất.
B. Tính chặt chẽ.
C. Tính mâu thuẫn.
D. Tính giao nhau.
Câu 3 (0,25 điểm). Muốn làm món ăn soup gà nấm, cần chuẩn bị những thực phẩm nào?
A. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
B. Thịt bò, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
C. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm đùi gà, nấm hương khô.
D. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, rau muống.
Câu 4 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp nấu là gì?
A. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật rồi mới đến động vật.
B. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
C. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
D. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.
Câu 5 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp nấu là gì?
A. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.
B. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
C. Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị.
D. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
Câu 6 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp nấu là gì?
A. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc).
B. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.
C. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.
D. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.
Câu 7 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp kho là gì?
A. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.
B. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.
C. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
D. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.
Câu 8 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp)?
A. Thực phẩm chín mềm.
B. Thực phẩm nhừ, không nát, hơi sánh.
C. Ráo, không có hoặc rất ít nước.
D. Hương vị thơm ngon, màu sắc đặc trưng của món.
Câu 9 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng (nướng)?
A. Ráo, không có hoặc rất ít nước.
B. Thực phẩm chín đều, không dai.
C. Thơm ngon, đậm đà.
D. Màu vàng đẹp mắt.
Câu 10 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp rán (chiên) trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng?
A. Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy sém hay vàng non.
B. Khô, săn chắc, mùi thơm.
C. Hương vị thơm ngon, vừa miệng.
D. Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.
Câu 11 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?
A. Luộc. B. Rán (chiên). C. Hấp. D. Nướng. |
Câu 12 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?
A. Luộc. B. Rán (chiên). C. Hấp. D. Nướng. |
Câu 13 (0,25 điểm). Món nào sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước?
Nấu.
Hấp.
Luộc.
Kho.
Câu 14 (0,25 điểm). Phương pháp nào làm chín thực phẩm trong chất béo?
Nướng.
Rang.
Hấp.
Rán.
Câu 15 (0,25 điểm). Phương pháp nào cần dùng nhiều chất béo?
Xào.
Nướng.
Rang.
Rán.
Câu 16 (0,25 điểm). Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm là
A. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
B. Giòn, ráo nước.
C. Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
D. Màu sắc thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.
Câu 17 (0,25 điểm). Người ta thường sử dụng các gia vị nào của phương pháp trộn dầu giấm?
A. Dầu ăn, mì chính, nước sốt.
B. Dầu ăn, muối, đường, tiêu.
C. Dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu.
D. Dầu ăn, đường, tiêu, hạt nêm.
Câu 18 (0,25 điểm). Để chế biến các món ăn bằng phương pháp lên men lactic cần
A. Thực phẩm động vật được chế biến chín trước đó, cắt thái phù hợp.
B. Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối hoặc đem ướp muối, có thể cho thêm đường và một số loại gia vị khác.
C. Trộn chung nguyên liệu thực vật với động vật và gia vị.
D. Cho vào nguyên liệu đã chuẩn bị hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu với tỉ lệ vừa ăn.
Câu 19 (0,25 điểm). Khi chế biến bằng phương pháp lên men lactic cần lưu ý điều gì?
A. Để thực phẩm trong các lọ, hộp kín,...
B. Thực phẩm để càng lâu ăn càng có vị ngon.
C. Dùng vật nặng để nén chặt thực phẩm trong phương pháp muối.
D. Ngâm thực phẩm từ 5 – 10 phút.
Câu 20 (0,25 điểm). Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp lên men lactic?
A. Giòn, khô ráo, có vị vừa đủ.
B. Thực phẩm giòn.
C. Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men.
D. Vị chua dịu, vừa ăn, màu sắc hấp dẫn.
Câu 21 (0,25 điểm). Quan sát các hình sau và cho biết món ăn nào được chế biến bằng phương pháp trộn dầu giấm?
Hình 1 | Hình 2 |
Hình 3 | Hình 4 |
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 22 (0,25 điểm). Quan sát các hình sau và cho biết món ăn nào được chế biến bằng phương pháp lên men lactic?
Hình 1 | Hình 2 |
Hình 3 | Hình 4 |
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 23 (0,25 điểm). Kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?
A. Dưa muối, tôm hấp, salad, rau xào.
B. Dưa muối, kim chi, sashimi, salad.
C. Dưa muối, nộm, salad, gà nướng.
D. Dưa muối, sashimi, cá hấp, salad.
Câu 24 (0,25 điểm). Các món ăn sử dụng phương pháp trộn, phương pháp lên men lactic thường được dùng trong những dịp nào?
A. Dùng trong tiệc ngọt, bữa cỗ hoặc bữa tiệc.
B. Dùng trong các bữa cơm, bữa cỗ hoặc bữa tiệc.
C. Dùng trong quá trình giảm cân, bữa cơm, bữa cỗ.
D. Dùng trong bữa cơm, ăn chay, bữa tiệc.
Câu 25 (0,25 điểm). Quy trình thực hiện món trộn gồm các bước?
A. Chuẩn bị, chế biến, trình bày.
B. Chế biến, chuẩn bị, trình bày.
C. Trình bày, chế biến, chuẩn bị.
D. Trình bày, chuẩn bị, chế biến.
Câu 26 (0,25 điểm). Cho biết ý nào dưới đây là cách sơ chế món muối chua dưa cải?
Cải bẹ xanh nhặt bỏ phần sâu, úa, rửa sạch, chẻ tàu cải làm đôi, cắt khúc dài khoảng 3cm.
Đổ hỗn hợp nước + muối + đường vào vại.
Hành củ tươi nhặt cỏ phần úa, cắt rễ, rửa sạch, củ to chẻ mỏng, cắt khúc dài khoảng 3cm, trộn đều với cải, để ráo nước.
Dưa cải dùng làm món ăn kèm với các món thịt kho, thịt rán, thịt luộc cùng nước chấm có vị cay, ngọt, mặn.
Đun hỗn hợp nước gồm một lít nước, 60g muối và 20g đường cho sôi, sau đó để nguội.
A. (2); (4); (5).
B. (1); (3); (4).
C. (1); (2); (3).
D. (1); (3); (5).
Câu 27 (0,25 điểm). Món dưa muối thường ăn kèm với đồ ăn nào?
A. Cá kho, thịt chưng mắm cùng nước chấm có vị cay nồng, nhạt.
B. Thịt kho, thịt rán, thịt luộc cùng nước chấm có vị cay, ngọt, mặn.
C. Thịt rán, thịt luộc, lẩu hải sản cùng với nước chấm có vị gừng, tỏi.
D. Thịt rán, gà nướng, thịt trâu gác bếp cùng với nước chấm có vị ngọt, gừng, hành.
Câu 28 (0,25 điểm). Tại sao chỉ trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu trước khi ăn khoảng 5 đến 10 phút?
A. Để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu.
B. Để thực phẩm giữ nguyên mùi vị hăng ban đầu.
C. Để thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và lên màu đẹp mắt.
D. Để thực phẩm giảm đi mùi vị hương liệu của dầu, giấm, đường.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Làm thế nào để bảo quản thực phẩm chế biến không sử dụng nhiệt an toàn hơn?
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao kiểm soát nhiệt độ và thời gian là yếu tố quan trọng trong chế biến thực phẩm bằng nhiệt, đặc biệt với thịt và cá?
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
B | A | A | B | A | D | C |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
B | A | B | D | A | B | B |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 |
D | A | C | B | C | A | A |
Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
D | B | B | A | D | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (2,0 điểm) | Cách bảo quản thực phẩm chế biến không sử dụng nhiệt an toàn hơn: - Bảo quản ở nhiệt độ thấp: Giữ thực phẩm trong tủ lạnh hoặc tủ đông để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. - Sử dụng hộp đựng kín: Đựng thực phẩm trong hộp kín hoặc túi hút chân không để tránh tiếp xúc với không khí và vi khuẩn. - Vệ sinh dụng cụ và tay trước khi chế biến: Đảm bảo dụng cụ và tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm. - Không để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá lâu: Hạn chế thời gian thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ phòng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. - Dùng các chất bảo quản tự nhiên: Sử dụng muối, đường, giấm, hoặc chanh để kéo dài thời gian bảo quản và ngăn ngừa vi khuẩn. - Đóng gói thực phẩm đúng cách: Sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc túi hút chân không để bảo quản lâu hơn. - Kiểm tra chất lượng trước khi dùng: Luôn kiểm tra mùi, màu sắc, và trạng thái của thực phẩm trước khi ăn để đảm bảo an toàn. - Không bảo quản thực phẩm quá lâu: Tiêu thụ thực phẩm trong thời gian ngắn để giữ độ tươi ngon và tránh nguy cơ hư hỏng.
|
Câu 2 (1,0 điểm) | Cần kiểm soát nhiệt độ và thời gian là yếu tố quan trọng trong chế biến thực phẩm bằng nhiệt, đặc biệt với thịt và cá vì: - Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh: Nhiệt độ đủ cao giúp loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng. - Giữ giá trị dinh dưỡng: Tránh mất protein, vitamin, và chất béo quan trọng. - Đảm bảo hương vị: Giúp thực phẩm chín đều, mềm và ngon. - Hạn chế chất độc hại: Tránh tạo ra các hợp chất gây hại khi nấu ở nhiệt độ quá cao.
|
Đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận