Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

  Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Carbohydrate thường có trong.

A. các loại lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn.

B. một số loại thịt, cá, trứng, sữa.

C. gan, lòng đỏ trứng, sữa, bơ, phô mai.

D. gấc, rau dền, cải xanh, rau muống. 

Câu 2. Vai trò chính của carbohydrate đối với cơ thể người là:

A. tham gia chuyển hóa lipid, giữ ổn định hằng số nội môi.

B. tái tạo các tế bào da, niêm mạc và tăng cường miễn dịch.

C. kích thích quá trình liền sẹo diễn ra nhanh.

D. điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bộ não, tim mạch. 

Câu 3. Nhu cầu carbohydrate đối với cơ thể người trưởng thành là:

A. 30 – 42%.

B. 41 – 54%. 

C. 56 – 70%. 

D. 10 – 20%. 

Câu 4. Vitamin là:

A. một trong các loại cacbohydrate, không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng đối với con người. 

B. nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, cần bổ sung từ nguồn cung cấp các loại thực phẩm.

C. thành phần quan trọng trong cơ thể con người.

D. một trong những chất sinh năng lượng quan trọng đối với cơ thể người. 

Câu 5. Lợi ích của phương pháp làm khô nhân tạo là

A. Giảm thời gian làm khô, giảm diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

B. Tăng thời gian làm khô, giảm diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

C. Giảm thời gian làm khô, tăng diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

D. Tăng thời gian làm khô, tăng diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Câu 6. Lợi ích của phương pháp ướp là

A. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thay đổi.

B. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không thay đổi; dễ dàng thực hiện và giá thành cao.

C. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thay đổi nhưng vẫn được áp dụng phổ biến do dễ dàng thực hiện và giá thành rẻ.

D. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thay đổi tuy nhiên giá thành thực hiện cao.

Câu 7. Nhược điểm của phương pháp điều chỉnh độ pH của thực phẩm là

A. Đảm bảo chất lượng sản phẩm.

B. Gia tăng sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

C. Thời gian bảo quản không dài, ảnh hưởng đến hương vị và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

D. Thời gian bảo quản dài, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Câu 8.  Nội dung nào dưới đây không phải là ưu điểm của phương pháp sử dụng các chất sát khuẩn?

A. Gia tăng sự phát triển của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm.

B. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.

C. Giúp tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm.

D. Giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm.

Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất khoáng natri?

A. Natri là chất điện giải giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bộ não, tim mạch.

B. Natri có trong hải sản, phô mai.

C. Thừa natri có thể dẫn tới bệnh tăng huyết áp.

D. Natri có trong hải sản, rau xanh, hạt đậu. 

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về một số vai trò chính của chất xơ đối với cơ thể người?

A. Là môi trường cho các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể. 

B. Giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài dễ dàng hơn.

C. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì và một số bệnh đường ruột.

D. Giúp cải thiện việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng. 

Câu 11. Thế nào là mỡ lợn ngon?

A. Không nên chọn lá mỡ mỏng, màu trắng đục, màng hơi xanh.

B. Chọn lá mỡ mỏng, màu trắng đục, màng hơi xanh.

C. Nên chọn lợn cho ít mỡ, có mùi hôi.

D. Không nên chọn lá mỡ dày, màu trắng đục, màng xanh.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách chọn dầu thực vật ngon?

A. Dầu có màu vàng đậm, vẩn đục, không có mùi vị lạ.

B. Có đầy đủ thông tin thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

C. Dầu có màu vàng nhạt, trong suốt, không bị vẩn đục, ôi khét, không có mùi vị lạ.

D. Dầu không có chất lắng đọng.

Câu 13.  Triệu chứng của cơ thể khi bổ sung quá nhiều nước là:

A. Có cảm giác no và đầy bụng, đau, nhức đầu.

B. Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ

C. Nhức đầu, ngứa ngáy, phát ban, gây tê liệt hay yếu chân tay, cơ mặt.

D. Da đậm màu, màu đồng, đau khớp, đau bụng.

Câu 14. Cách nhận biết giữa cua ghẹ đực với cua ghẹ cái là

A. Cua ghẹ cái có yếm nhỏ, dáng hình tam giác thường cho nhiều gạch; cua ghẹ đực có yếm to sẽ cho nhiều thịt.

B. Cua ghẹ đực có yếm nhỏ, dáng hình thoi thường cho nhiều thịt; cua ghẹ cái có yếm nhỏ sẽ cho nhiều gạch. 

C. Cua ghẹ cái có yếm nhỏ, dáng hình thoi thường cho nhiều thịt; cua ghẹ cái có yếm to sẽ cho nhiều gạch.

D. Cua ghẹ đực có yếm nhỏ, dáng hình tam giác thường cho nhiều thịt; cua ghẹ cái có yếm to sẽ cho nhiều gạch.

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Em hãy kể tên các loại thực phẩm giàu carbohydrate. 

Câu 2 (1 điểm): Hãy trình bày một số phương thức bảo quản thực phẩm đang áp dụng tại gia đình em.

Câu 3 (1 điểm): Nhu cầu chất xơ đối với người trưởng thành khoảng 22g/ n

Bạn H có cân nặng hiện tại là 50kg. Hãy tính lượng lượng chất xơ của H cần trong một năm để đảm bảo được nhu cầu sức.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

  1. A

  1. A

  1. C
  1. B

  1. B

  1. D

  1. B

  1. A
  1. D
  1. A
  1. A
  1. A
  1. A
  1. D
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

 

- Các loại thực phẩm giàu carbohydrate: Gạo, ngô, khoai, sắn, các loại rau củ quả như chuối, bí đỏ.

 

Câu 2

- Một số phương pháp bảo quản thực phẩm được áp dụng tại gia đình là: Làm lạnh, đông lạnh, tiết trùng, thanh trùng, làm khô, ướp với muối hoặc đường,…

Câu 3

Lượng chất xơ của H cần trong một năm để đảm bảo được nhu cầu sức.

50 x 22 = 1.100g.

Vậy lượng chất xơ H cần trong 1 năm là 1.100g

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác