Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9
KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Bước đầu tiên để tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn là
A. Xác định giá thành hiện tại trên thị trường của từng loại thực phẩm có trong thực đơn.
B. Tính tổng chi phí cho bữa ăn.
C. Xác định khối lượng thực phẩm cần dùng trong bữa ăn.
D. Xác định đơn giá ước tính theo đơn vị đồng.
Câu 2 (0,25 điểm). Để tính toán chi phí bữa trưa, bước đầu tiên cần thực hiện là gì?
A. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà luộc (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
B. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (00mL).
C. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng kho (3 quả), rau cải ngọt (900g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
D. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (900mL).
Câu 3 (0,25 điểm). 3 quả trứng gà có đơn giá ước tính 3 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?
A. 6 000 đồng.
B. 9 000 đồng.
C. 3 000 đồng.
D. 11 000 đồng.
Câu 4 (0,25 điểm). Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp rang trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng là
A. Thực phẩm chín đều, không dai.
B. Giòn xốp, chín kĩ có màu vàng non.
C. Phải khô, săn chắc, mùi thơm và có màu sắc hấp dẫn.
D. Hương vị đậm đà, có màu vàng đậm đẹp mắt.
Câu 5 (0,25 điểm). Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp xào trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng là
A. Phải khô, săn chắc, mùi thơm và có màu sắc hấp dẫn.
B. Thực phẩm thơm ngon, đậm đà, có màu vàng đẹp mắt.
C. Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.
D. Món ăn chín tới, giữ được độ mềm, ẩm của nguyên liệu.
Câu 6 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng (nướng) là gì?
A. Cho vào chảo hoặc nồi một lượng rất ít chất béo.
B. Chọn đặt thực phẩm lên vỉ nướng, xiên vào que hoặc bọc giấy bạc; lưu ý lật/đảo các mặt để thực phẩm chín đều.
C. Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già.
D. Để nguyên liệu ráo nước.
Câu 7 (0,25 điểm). Có bao nhiêu phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng?
3 phương pháp.
5 phương pháp.
6 phương pháp.
1 phương pháp.
Câu 8 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp luộc trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?
A. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo,...
B. Thực phẩm có nguồn gốc động vật chín: chín mềm, không dai, không nhừ nát,...
C. Nước luộc trong.
D. Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.
Câu 9 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp kho trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?
A. Nước luộc trong.
B. Thực phẩm mềm nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh.
C. Thơm ngon, vị mặn.
D. Màu vàng nâu.
Câu 10 (0,25 điểm). Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp hơi nước nóng (hấp)
A. Lợn rừng, cá hấp xì dầu.
B. Cá kho, đồ xôi, bê xào sả ớt.
C. Đồ xôi, tôm hấp, cá hấp xì dầu.
D. Gà nướng, vịt quay, đồ xôi.
Câu 11 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng (nướng)?
A. Ráo, không có hoặc rất ít nước.
B. Thực phẩm chín đều, không dai.
C. Thơm ngon, đậm đà.
D. Màu vàng đẹp mắt.
Câu 12 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?
A. Luộc. B. Rán (chiên). C. Hấp. D. Nướng. |
Câu 13 (0,25 điểm). Sắp xếp các bước dưới đây để hoàn thiện món rau củ luộc
Chế biến: Cho vào nồi 1,5L nước, cho thêm một chút muối, đun sôi; Cho súp lơ và cà rốt đã thái vào nước. Luộc đến khi chín tới vừa ăn.
Trình bày món ăn: Cho ra đĩa, có thể ăn kèm nước chấm.
Sơ chế nguyên liệu: Súp lơ rửa sạch, thái miếng vừa ăn; cà rốt rửa sạch, nạo vỏ, thái miếng vừa ăn.
A. (1) – (2) – (3).
B. (3) – (2) – (1).
C. (3) – (1) – (2).
D. (2) – (1) – (3).
Câu 14 (0,25 điểm). Món nào sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?
Kho.
Nướng.
Hấp.
Rang.
Câu 15 (0,25 điểm). Phương pháp nào làm chín thực phẩm trong chất béo?
Nướng.
Rang.
Hấp.
Luộc.
Câu 16 (0,25 điểm). Có mấy cách chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?
1 phương pháp.
2 phương pháp.
3 phương pháp.
4 phương pháp.
Câu 17 (0,25 điểm). Quy trình thực hiện của phương pháp trộn dầu giấm gồm mấy bước?
A. 2 bước.
B. 1 bước.
C. 3 bước.
D. 4 bước.
Câu 18 (0,25 điểm). Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm là
A. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
B. Giòn, ráo nước.
C. Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
D. Màu sắc thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.
Câu 19 (0,25 điểm). Thơm mùi gia vị, không có mùi hăng ban đầu là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nào?
A. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).
B. Phương pháp ngâm muối.
C. Phương pháp lên men.
D. Phương pháp trộn dầu giấm.
Câu 20 (0,25 điểm). Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn hỗn hợp (nộm)?
A. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
B. Màu sắc của thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.
C. Giòn, ráo nước.
D. Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
Câu 21 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?
A. Phương pháp trộn dầu giấm. B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm). C. Phương pháp lên men lactic. D. Phương pháp bảo quản lạnh. |
Câu 22 (0,25 điểm). Khi chế biến bằng phương pháp lên men lactic cần lưu ý điều gì?
A. Để thực phẩm trong các lọ, hộp kín,...
B. Thực phẩm để càng lâu ăn càng có vị ngon.
C. Dùng vật nặng để nén chặt thực phẩm trong phương pháp muối.
D. Ngâm thực phẩm từ 5 – 10 phút.
Câu 23 (0,25 điểm). Quan sát các hình sau và cho biết món ăn nào được chế biến bằng phương pháp trộn dầu giấm?
Hình 1 | Hình 2 |
Hình 3 | Hình 4 |
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
Câu 24 (0,25 điểm). Kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?
A. Dưa muối, tôm hấp, salad, rau xào.
B. Dưa muối, kim chi, sashimi, salad.
C. Dưa muối, nộm, salad, gà nướng.
D. Dưa muối, sashimi, cá hấp, salad.
Câu 25 (0,25 điểm). Cho biết ý nào dưới đây là bước sơ chế nguyên liệu món trộn dầu giấm rau xà lách?
Rau xà lách nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút, vớt ra và vẩy cho ráo nước.
Cho 3 thìa súp giấm + 1 thìa đường + nửa thìa cà phê muối, khuấy tan; nếm có vị chua, ngọt, hơi mặn. Cho tiếp vào hỗn hợp trên 1 thìa súp dầu ăn, khuấy đều cùng với tiêu + tỏi phi vàng.
Hành tây bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng.
Trang trí rau thơm, ớt tỉa hoa.
Cho xà lách, hành tây và cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay.
A. (1); (3).
B. (2); (5).
C. (4); (5).
D. (2); (3).
Câu 26 (0,25 điểm). Cho biết ý nào dưới đây là cách trình bày món trộn hỗn hợp nộm su hào?
Dưa chuột rửa sạch, thái lát mỏng.
Lạc xát vỏ, chia làm hai phần.
Trang trí thêm rau, ớt, dưa chuột tùy ý theo sáng tạo cá nhân. Ăn kèm với bánh phồng tôm, nước chấm chanh, tỏi, ớt pha loãng.
Rau răm, mùi tàu, rau thơm nhặt rửa sạch, thái nhỏ, chia làm hai phần.
Cho nộm vào đĩa, sau đó rắc lạc rang, hành phi, rau thơm còn lại lên trên.
A. (2); (5).
B. (3); (5).
C. (1); (4).
D. (3); (4).
Câu 27 (0,25 điểm). Quy trình thực hiện món trộn gồm các bước?
A. Chuẩn bị, chế biến, trình bày.
B. Chế biến, chuẩn bị, trình bày.
C. Trình bày, chế biến, chuẩn bị.
D. Trình bày, chuẩn bị, chế biến.
Câu 28 (0,25 điểm). Món dưa muối thường ăn kèm với đồ ăn nào?
A. Cá kho, thịt chưng mắm cùng nước chấm có vị cay nồng, nhạt.
B. Thịt kho, thịt rán, thịt luộc cùng nước chấm có vị cay, ngọt, mặn.
C. Thịt rán, thịt luộc, lẩu hải sản cùng với nước chấm có vị gừng, tỏi.
D. Thịt rán, gà nướng, thịt trâu gác bếp cùng với nước chấm có vị ngọt, gừng, hành.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Chế biến thực phẩm sử dụng nhiệt là gì? Nêu một số phương pháp chế biên thực phẩm có sử dụng nhiệt.
Câu 2 (1,0 điểm). Giải thích tầm quan trọng của viêhc vệ sinh trong chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
D | B | B | C | D | B | A |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
D | A | C | A | A | C | A |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 |
B | B | C | A | D | A | C |
Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
C | A | B | A | B | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Chế biến thực phẩm sử dụng nhiệt là quá trình làm thay đổi cấu trúc, mùi vị, màu sắc và tính chất của thực phẩm thông qua việc áp dụng nhiệt độ cao. Phương pháp này giúp làm chín thực phẩm, tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường hương vị và dễ tiêu hóa hơn. - Một số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: + Luộc: Nấu thực phẩm trong nước sôi hoặc nước có gia vị. + Hấp: Dùng hơi nước để làm chín thực phẩm, giữ được nhiều dưỡng chất hơn so với luộc. + Chiên: Ngâm thực phẩm trong dầu nóng để tạo độ giòn và màu sắc đẹp mắt. + Nướng: Sử dụng lửa hoặc nhiệt trực tiếp để làm chín thực phẩm, thường áp dụng cho thịt, cá và bánh. + Xào: Nấu nhanh với ít dầu mỡ ở nhiệt độ cao, thường dùng cho rau, thịt và hải sản.
|
Câu 2 (1,0 điểm) | Tầm quan trọng của viêhc vệ sinh trong chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt: - Ngăn ngừa nhiễm khuẩn: Vệ sinh giúp giảm nguy cơ vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập vào thực phẩm. - Bảo vệ sức khỏe: Thực phẩm không sạch có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh về tiêu hóa. - Giữ nguyên hương vị: Thực phẩm sạch sẽ giúp giữ được hương vị tự nhiên và chất lượng. - Tăng thời gian bảo quản: Vệ sinh tốt giúp thực phẩm tươi lâu hơn và tránh hư hỏng.
|
Đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 chế biến thực phẩm Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận