Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 7 CD: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

     

            CẤP ĐỘ

 

 

NỘI DUNG

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

   

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TỔNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

Đọc hiểu

 

Số câu: 4

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

 

- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

 

- Nêu vị trí của áo dài trong văn hóa Việt Nam. Đưa ra những bằng chứng cụ thể chứng minh cho điều đó.

- Nêu ý nghĩa của lời bài hát “Một thoáng quê hương” (nhạc sĩ Từ Huy) được dẫn ra trong văn bản.

 

- Viết đoạn văn 5 – 7 câu) trình bày đề xuất hai biện pháp để áo dài lan tỏa rộng rãi.

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

 

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

 

 

 

 

 

 

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một sự việc ở trường học mà  em nhớ nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

Tổng số câu: 5

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

1.0

0,5đ

5%

 

2.0

2.5đ

25%

 

1.0

2.0đ

20%

 

1.0

5.0đ

50%

 

5.0

10.0đ

100%

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7 – CÁNH DIỀU

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Qua hơn nghìn năm Bắc thuộc và trăm năm chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, chiếc áo dài Việt Nam chịu sự ảnh hưởng phần nào bởi hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nhưng nó vẫn giữ nguyên được giá trị, vẫn chứa đựng bản sắc văn hóa nghìn năm của dân tộc. Nó vẫn chiếm vị trí không một trang phục nào có thể thay thế được dù ngành thời trang hàng ngày, hàng giờ vẫn đang sáng tạo ra vô vàn phục trang mới lạ, hiện đại. Qua nhiều biến đổi từ kiểu dáng và chất liệu, chiếc áo dài đã được xem là quốc phục của phụ nữ Việt Nam, được sử dụng trong những dịp quốc lễ, những sự kiện trang trọng, lễ, Tết, cưới hỏi… Áo dài được bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nữ Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của nước ta mặc trong quá trình tham gia đàm phán tại Hội nghị Pari; áo dài theo chân các nữ chính khách của nước ta đi khắp thế giới, trong các sự kiện quan trọng; áo dài gắn liền với hình ảnh cô giáo như mẹ hiền, với tuổi học trò nghịch ngợm, hồn nhiên, với cô dâu mới trong lễ vu quy, áo dài luôn được các người đẹp Việt Nam lựa chọn trong các cuộc thi sắc đẹp trong nước và quốc tế… Áo dài là trang phục độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa nghìn năm của dân tộc, là sự nhận diện của phụ nữ Việt Nam, của đất nước Việt Nam với thế giới, và đã được bạn bè khắp năm châu ngưỡng mộ, ngợi khen, như lời bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sĩ Từ Huy:

Đẹp biết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu,

Dù ở đâu, Pari, Luân đôn, hay những miền xa,

Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố,

Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi.

Chiếc áo dài đem đến nét đặc trưng gợi cảm, kín đáo, dịu dàng, đoan trang phù hợp với vóc dáng, tính cách, thần thái của người phụ nữ Việt Nam. Quả vậy, áo dài đẹp nhất khi được chính những chủ nhân của nền văn hóa Việt Nam khoác lên người. Chỉ khi đó, nó mới thể hiện được hết những giá trị mà nó chứa đựng: những thăng trầm, biến thiên của lịch sử đất nước qua từng giai đoạn; tích cách, nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam; điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước ta qua mỗi thời kỳ.

(Theo https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1.5 điểm): Áo dài có vị trí như thế nào trong văn hóa Việt Nam? Người viết đã sử dụng những bằng chứng cụ thể nào để chứng minh cho điều đó?

Câu 3 (1 điểm): Lời bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sĩ Từ Huy được dẫn trong văn bản có ý nghĩa gì?

Câu 4 (2 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) đề xuất hai biện pháp để áo dài Việt Nam có sức lan tỏa rộng rãi.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một sự việc ở trường học mà em nhớ nhất.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0,5 điểm

Câu 2

- Áo dài được coi là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam.

- Bằng chứng cụ thể: được sử dụng trong những dịp quốc lễ, những sự kiện trang trọng, lễ, Tết, cưới hỏi…

+ Áo dài được bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nữ Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của nước ta mặc trong quá trình tham gia đàm phán tại Hội nghị Pari

+ Áo dài theo chân các nữ chính khách của nước ta đi khắp thế giới, trong các sự kiện quan trọng

+ Áo dài gắn liền với hình ảnh cô giáo như mẹ hiền, với tuổi học trò nghịch ngợm, hồn nhiên, với cô dâu mới trong lễ vu quy

+ Áo dài luôn được các người đẹp Việt Nam lựa chọn trong các cuộc thi sắc đẹp trong nước và quốc tế…

0,5 điểm

1,0 điểm

Câu 3

Ý nghĩa của lời bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sĩ Từ Huy:

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tà áo dài Việt Nam đối với mỗi con người Việt Nam: dù ở đâu thì tà áo dài vẫn luôn là biểu tượng, là sự nhận diện cho con người Việt Nam nhớ về quê hương.

- Khẳng định vị trí của áo dài Việt Nam trên thế giới: áo dài là đại diện cho đất nước Việt Nam, đã vươn ra thế giới và được bạn bè quốc tế đều biết tới và khen ngợi.

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu  4

Đoạn văn trình bày bài học rút ra được từ văn bản:

- Hình thức:

+ Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5 – 7 câu.

+ Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.

+ Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

- Nội dung: Đề xuất hai biện pháp để áo dài Việt Nam lan tỏa rộng rãi

+ Nhà nước, địa phương tổ chức nhiều hoạt động về áo dài như triển lãm áo dài từ xưa đến nay, các buổi tọa đàm, nghiên cứu về áo dài,…

+ Với học sinh: chủ động, tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức để tìm hiểu về trang phục truyền thống của dân tộc…

 

0,5 điểm

 

 

 

1,5 điểm

 

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Hình thức

 

1 điểm

 

Đảm bảo bố cục 3 phần

 

 

Trình bày sạch, theo dõi được

 

 

Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm:

+ Đối tượng là một sự việc ở trường học mà em nhớ nhất.

+ Cảm xúc sâu sắc, chân thành.

+ Kết hợp các phương thức biểu đạt để miêu tả và bộc lộ cảm xúc.

 

Nội dung

 

4 điểm

a) Mở bài

- Giới thiệu chung về sự việc mà em định bày tỏ cảm xúc.

- Nêu khái quát cảm xúc của em về sự việc đó.

0,5 điểm

b) Thân bài

- Tóm tắt sự việc.

- Điều khiến em thấy đáng nhớ về sự việc đó.

- Bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của em về sự việc đó.

- Ý nghĩa của sự việc đó đối với em.

3 điểm

c) Kết bài

- Khẳng định lại cảm xúc của em về sự việc đó.

- Rút ra điều đáng nhớ với bản thân qua sự việc đó.

0,5 điểm

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 CD, đề thi Ngữ văn 7 giữa kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác