Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang (Đề só 1)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang (Đề só 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Trong văn bản, người dân muốn gửi gắm điều gì thông qua đấu vật?
A. Niềm tin về một sự công bằng
B. Mong ước "mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu"
C. Niềm tin vào người anh hùng bảo vệ đất nước
D. Thể hiện sức mạnh của đáng nam nhi trong làng
Câu 2: Được chọn là đồ vật keo vật thờ, đô vật phải có phẩm chất như thế nào?
A. Có tiếng trong vùng, được công chúng ghi nhận tài năng
B. Có đức độ
C. Có kinh nghiệm cống hiến trong phong trào vật trong vùng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Sau nghi lễ bái tổ là nghi lễ gì?
A. keo vật thờ
B. Giới thiệu hai đô vật
C. Xe đài
D. Thắp hương dâng lễ vật
Câu 4: Mục đích của keo vật thờ là gì?
A,Thể hiện sức mạnh của các đô vật
B. Giới thiệu phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ rồi tấn công
C. Biểu diễn giải trí
D. Biểu diễn các thế võ kiếm tiền
Câu 5: Phong cách xe đài ở miền núi có đặc điểm như thế nào?
A. Tự như "hổ phục vồ mồi"
B. Uyển chuyển như "xe tơ dệt vải"
C. Những động tác như thể chèo thuyền "lúc khoan, lúc mau" hay như lànn sóng "lúc hiền lúc dữ'
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Phong cách xe đài ở vùng đồng bằng có đặc điểm như thế nào?
A. Tự như "hổ phục vồ mồi"
B. Uyển chuyển như "xe tơ dệt vải"
C. Những động tác như thể chèo thuyền "lúc khoan, lúc mau" hay như lànn sóng "lúc hiền lúc dữ'
D. Cả 3 đáp án trên
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Câu 2. (2 điểm) Quy định về nghi lễ bái tổ như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | D | C | B | A | B |
2. Tự luận
Câu 1:
Văn bản được chia thành 2 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “trên thế gian này”: Ý nghĩa của sới vật ở Bắc Giang
- Đoạn 2: Còn lại: Các quy định, nghi thức, ý nghĩa của “keo vật thờ”
Câu 2:
Quy định về nghi lễ bái tổ:
- Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu…
- Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống.
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét, kiểm tra Ngữ văn 7 CD bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều
Bình luận