Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2 Đọc hiểu văn bản Ông đồ (Đề số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2 Đọc hiểu văn bản Ông đồ (Đề sô 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…

 

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay”

(Trích Ông đồ – Vũ Đình Liên)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. khung cảnh mỗi dịp xuân về
  • B. niềm thương tiếc của tác giả
  • C. hình ảnh ông đồ với giấy mực
  • D. hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi

Câu 2: Hình ảnh Ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vận dụng nào dưới dây?

A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc

B. Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn

C. Bàn ghế, giáo án, học sinh

D. Chiếc gậy, quẻ xăm, vật dụng bói toán

Câu 3: Bài thơ dùng phương thức biểu đạt chính là gì?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 4: Những Ông đồ trong xã hội cũ trở lên thất bại và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?

A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc

B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích

C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ

D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân

Câu 5: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay

B. Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường ai ai nhìn

C. Bao nhiêu người thuê viết - tấm tắc ngợi khen tài

D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng - người thuê viết nay đâu

Câu 6: Bài thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả dành cho Ông đồ?

A. Thương cảm

B. Kính trọng

C. Không quan tâm

D. Biết ơn

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ “Ông đồ” như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDBBCAA

2. Tự luận

Câu 1:

Bài thơ được chia làm ba phần:

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế

- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)

- Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm

Câu 2:

Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ “Ông đồ”:

- Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.

- Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý

- Khổ 5 là hình ảnh thực tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa

- Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều bài 2 Đọc hiểu văn bản Ông đồ, kiểm tra Ngữ văn 7 CD bài 2 Đọc hiểu văn bản Ông đồ, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác