Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang (Đề số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang (Đề sô 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Từ ngàn đời nay, vật dân tộc đã trở thành môn thể thao gắn bó sâu sắc với người dân Bắc Giang và trở thành trung tâm chú ý của đông đảo khách thập phương khi đến thăm Bắc Giang. Vì thế, nhiều sới vật, hội vật tại nhiều địa phương của Bắc Giang đã trở nên nổi tiếng và trở thành điểm hẹn của hàng ngàn người hâm mộ trong và ngoài tỉnh. Ở những nơi đó, đều có những sới vật chuẩn, hàm chứa tính truyền thống. Đó là sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông, đây không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông).”
(Trích Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
- A. Nghị luận
- B. Thuyết minh
- C. Tự sự
- D. Biểu cảm
Câu 2: “Sới vật” là gì?
A. là sàn đấu nơi diễn ra trận đấu vật.
B. là nơi diễn ra nghi thức
C. là nơi diễn ra trao giải
D. là nơi hội tụ bàn bạc
Câu 3: Sới vật có hình gì?
A. tròn
B. vuông
C. tam giác
D. không có hình gì
Câu 4: Văn bản Những nét đặc sắc trên "đấu vật" Bắc Giang thuộc thể loại gì?
A. tiểu thuyết
B. thơ
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản nghị luận
Câu 5: Đoạn văn trên giới thiệu về điều gì?
A. Nét đặc sắc của hội vật Bắc Giang
B. Nét đặc sắc của hội thi thổi cơm
C. Nét đặc sắc của ca Huế
D. Nét đặc sắc của ca múa Huế
Câu 6: Văn bản được kể theo ngôi kể thứ mấy?
- A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba
- D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu thể loại, PTBĐ của tác phẩm
Câu 2: (3 điểm) Ý nghĩa của “sới vật” ở Bắc Giang là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | A | A | C | A | C |
2. Tự luận
Câu 1:
- Thể loại: Văn bản thông tin
- PTBĐ: Nghị luận
Câu 2:
Sới vật hình tròn được đặt giữa sân đình hình vuông thể hiện quan niệm của dân gian vuông biểu hiện cho đất, tròn biểu hiện cho trời (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biểu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật người ta mong dương vượng để có “mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét, kiểm tra Ngữ văn 7 CD bài 5 Thực hành đọc hiểu Những nét, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều
Bình luận