Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2 Thực hành đọc hiểu Tiếng gà trưa (Đề só 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2 Thực hành đọc hiểu Tiếng gà trưa (Đề só 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa viết về nội dung gi?

A. Kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ

B. Diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người thời khắc giao mùa

C. Giới thiệu quê hương, xuất thân của những người lính

D. Hình ảnh chiếc xe không kính và người lính lái xe trong tư thế hiên ngang, lạc quan.

Câu 2: Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà Ò....ó....o của Trần Đăng Khoa ở điểm nào?

A. mang giá trị nghệ thuật hơn

B. Liên tưởng sâu sắc hơn

C. Lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi

D. Đơn giản, dễ hiểu hơn.

Câu 3: Yếu tố hình thức nào của khổ thơ (khổ 1) được tác giả chú ý?

A. Dòng thơ thứ tư có việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng sát với tiếng gà.

B. Vần lưng, vần chân

C. Đối lập và câu hỏi tu từ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

A. Hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định.

B. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác, chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

C. Được nhận biết bằng một giác quan khác.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất?

A. Những dòng thơ cuối cùng của khổ thơ này xuất hiện thật bất ngờ, thật cảm động, chứa đựng một tình yêu thương sâu sắc, vô bờ bến của bà: "Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới"

B. Tình yêu thương sâu sắc với bà

C. Cả 2 đều đúng

D. Cả 2 đều sai

Câu 6: Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

A. nhịp điệu chậm rãi của độc thoại.

B. Nhịp điệu nhanh, dồn dập

C. Nhịp điệu chậm đều

D. Cả 3 đáp án trên

II. Tự luận

Câu 1. (1 điểm) Nêu thể loại, hoàn cảnh sáng tác, PTBĐ của bài thơ

Câu 2. (3 điểm) Tiếng gà trưa gợi lên những kỉ niệm tuổi thơ nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánACADAA

2. Tự luận

Câu 1:

- Thể loại: Ngũ ngôn

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

- PTBĐ: Tự sự + Biểu cảm

Câu 2:

Tiếng gà trưa đã gợi lên những kỉ niệm tuổi thơ:

- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh

- Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng

- Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu

- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới

Đây là những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều bài 2 Thực hành đọc hiểu Tiếng gà, kiểm tra Ngữ văn 7 CD bài 2 Thực hành đọc hiểu Tiếng gà, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác