Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 3 Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc (Đề số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 3 Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc (Đề sô 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ nghĩa gì?

A. Quan hệ, thời gian, mức độ

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự phủ định, cầu khiến

D. Quan hệ trật tự

Câu 2: Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?

A. Quan hệ thời gian, mức độ

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự phủ định

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” không có phó từ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Đã

B. Chung

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 5: Trong câu, phó từ cái vai trò là?

A. Tính từ

B. Số từ

C. Hư từ

D. Trạng ngữ

Câu 6: Tác dụng của phó từ là ?

A. Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài động vật, thiên nhiên, đồ vật

B. Bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm

C. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó có sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau

D. Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Số từ là gì?

Câu 2: (2 điểm)  Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

a. Tôi có một cái răng khểnh.

b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánADDCDD

2. Tự luận

 Câu 1:

Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó, khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ, còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.

Câu 2:

a. Tôi có một cái răng khểnh. → Số từ “một” chỉ số lượng xác định (một cái răng khểnh.)

  • b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. → Số từ “hai” chỉ số lượng người, số từ “một” chỉ số lượng bí mật. (số lượng xác định)

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều bài 3 Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc, kiểm tra Ngữ văn 7 CD bài 3 Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác