Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1 Thực hành tiếng việt trang 26 (Đề só 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1 Thực hành tiếng việt trang 26 (Đề só 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?

A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu

B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một ( một số) địa phương nhất định

C. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương

D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 2: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

A. Ngữ âm

B. Ngữ pháp

C. Từ vựng

D. Cả A và C

Câu 3: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ địa phương trong tác phẩm văn học?

A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện

B. Để tô đậm tính cách nhân vật

C. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

D. Để tô đậm, tính cách nhân vật

Câu 4: Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì?

A. Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

B. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương

C. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Các từ ngữ "bá, má, mầy, tui,..." là biệt ngữ xã hội hay từ ngữ địa phương?

A. Từ ngữ địa phương

B. Biệt ngữ xã hội

C. Từ ngữ xã hội

D. Từ ngữ phổ thông

Câu 6: Cho hai đoạn thơ sau:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"

(Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh)

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào"

(Khi con tu hú - Tố Hữu)

Xác định từ ngữ toàn dân của hai từ "bẹ, bắp"

A. Sắn

B. Khoai

C. Ngô

D. Lúa mì

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Tác dụng của từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học là gì.

Câu 2. (2 điểm) Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?

a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.

d) Khi làm bài tập làm văn.

e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.

g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánBDCDAC

2. Tự luận

Câu 1:

Tác dụng của từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học là:

– Tạo bối cảnh cụ thể: Việc sử dụng từ ngữ địa phương giúp tác giả thể hiện không gian, thời gian và bối cảnh của tác phẩm một cách cụ thể và rõ ràng.

– Hiểu rõ hơn về văn hóa và cuộc sống địa phương: Từ ngữ địa phương có khả năng miêu tả hiện thực cuộc sống con người một cách chân thực và chi tiết.

– Thể hiện đa dạng ngôn ngữ: Các từ ngữ địa phương thường phản ánh cách nói, ngôn ngữ và cách giao tiếp đặc trưng của từng vùng miền.

– Thể hiện tính cách của nhân vật: Từ ngữ địa phương cũng có thể được sử dụng để khắc họa tính cách và đặc điểm của nhân vật.

Câu 2:

- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương : a

- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều bài 1 Thực hành tiếng việt trang 26, kiểm tra Ngữ văn 7 CD bài 1 Thực hành tiếng việt trang 26, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác