Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 4 Đọc hiểu văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" (Đề số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Cánh diều bài 4 Đọc hiểu văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" (Đề sô 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Khổ thơ thứ 2, cứ một câu kể và tiếp theo là câu tả:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ nay, là từ chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng… Việc đảo khắp mình lên hoa đốm trắng làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ làm gà mái trở nên đẹp rực rỡ. Chính cái cảnh đẹp có thật mà xuất hiện như do một phép lạ là tiếng gà trưa đã đưa anh chiến sĩ trở lại kỉ niệm về người bà tần tảo, suốt đời lo toan để cho cháu được vui sướng”
(Trích Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa – Đinh Trọng Lạc)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. liệt kê các biện pháp tu từ
- B. miêu tả kỉ niệm về người bà tần tảo
- C. miêu tả cảnh đẹp trong tiếng gà trưa
- D. phân tích bức tranh tiếng gà trưa
Câu 2: Người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?
- A. Hình ảnh hoa đốm trắng.
- B. Hình ảnh ổ gà, gà và trứng.
- C. Hình ảnh bà lo lắng đàn gà toi khi gió mùa đông tới.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Bài thơ dùng phương thức biểu đạt chính là gì?
- A. Miêu tả
- B. Biểu cảm
- C. Tự sự
- D. Nghị luận
Câu 4: Đoạn văn trên tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
- A. So sánh
- B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- C. Lặp từ
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Yếu tố hình thức nào của khổ thơ được tác giả chú ý?
- A. Dòng thơ thứ tư có việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng sát với tiếng gà.
- B. Vần lưng, vần chân
- C. Kết cấu sóng đôi
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Tác dụng sử dụng biện pháp so sánh là?
- A. Làm cho bức tranh gà mái trở nên đẹp đẽ.
- B. Đưa anh chiến sĩ trở về với kỉ niệm người bà tần tảo, suốt đời lo toan cho cháu để được vui sướng
- C. Cả 2 đều đúng
- D. Cả 2 đều sai
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Câu 2: (2 điểm) Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | A | D | A | C | A |
2. Tự luận
Câu 1:
Bài thơ được chia làm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu ... "kỉ niệm của tuổi thơ.": Giá trị của các biện pháp tu từ.
- Phần 2: Tiếp ... "vô bờ bến của bà.": Cách ngắt nhịp trong bài thơ.
- Phần 3: Còn lại: Hình ảnh đặc sắc.
Câu 2:
Đoạn 2 của bài thơ đã để lại trong lòng em bao ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc. Đó là hình ảnh người bà và những đàn gà của bà nuôi và chăm chút quanh năm. Ba âm thanh “tiếng gà trưa” được nhắc đi nhắc lại ba lần, mỗi lần mở ra một cung bậc mới của cảm xúc. Người lính bồi hồi nhớ lại những ngày êm đềm thơ bé. Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ này, là từ để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng . Biện pháp đảo ngữ “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Lông óng như màu ánh nắng” làm cho bức tranh gà mái trở nên đẹp đẽ. Tiếng gà trưa đã đưa anh chiến sĩ trở về với kỉ niệm người bà tần tảo, suốt đời lo toan cho cháu để được vui sướng. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng cho người cháu thân yêu.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều bài 4 Đọc hiểu văn bản Vẻ đẹp, kiểm tra Ngữ văn 7 CD bài 4 Đọc hiểu văn bản Vẻ đẹp, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều
Bình luận