Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 7 CD: Đề tham khảo số 10

Đề tham khảo số 10 giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 7 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….…..   Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THEO AI PHẢI CẨN THẬN

Đức Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng: 

- Không đánh được sẻ già là tại làm sao?

Kẻ đánh lưới nói: 

- Sẻ già biết sợ, cho nên khó được, sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẻ già mà theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ.

Đức Khổng Tử nghe đoạn, quay lại bảo học trò rằng: Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong, đó là tâm tính tự nhiên vậy. Song phúc hay hoạ lại do như cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử, trước khi theo ai, phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như bực trưởng giả, thì được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như kẻ tiểu nhân thì bại hoại.

  (Kho tàng cổ học tinh hoa, Trần Mạnh Thường, NXB Văn hóa thông tin, 2003, tr.355)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0.5 điểm): Theo nội dung câu chuyện, sẻ già có theo sẻ non không?

Câu 3 (1.5 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong văn bản trên.

Câu 4 (1.5 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

B. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề những lựa chọn trong cuộc sống.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

Tech12h

BÀI LÀM:

        ………………………………………………………………………………………….

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ……..

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 7 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) 

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

Theo nội dung câu chuyện, sẻ già không theo sẻ non vì kẻ đánh lưới bắt chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép.

0,5 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ sẻ già, sẻ non

- Tác dụng: 

+ Sẻ già: người khôn ngoan, lão luyện, có kinh nghiệm

+ Sẻ non: trẻ dại, người thiếu kinh nghiệm, non nớt

à Sử dụng hình ảnh sẻ già, sẻ non, câu chuyện muốn gửi gắm cho người đọc bài học về sự lựa chọn trong cuộc sống. Câu chuyện nhờ đó mà trở nên gợi hình, gợi cảm hơn. Vì vậy mà người đọc dễ dàng tiếp nhận, tiếp thu và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. 

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

Hình thức:

+ Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 8 – 10 câu.

+ Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.

+ Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

0,5 điểm

Nội dung: 

Cuộc sống luôn tồn tại nhiều cạm bẫy, vì tham lam, con người dễ bị sa lưới, bị mua chuộc và dụ dỗ như sẻ non vì tham ăn mà bị bẫy; những người biết sợ, không tham lam sẽ tránh được tai họa.

- Câu nói của Khổng Tử là một thông điệp đầy ý nghĩa cho mọi người về vấn đề nhận thức: con người cần phải tỉnh táo và sáng suốt trong những sự lựa chọn, một sự lựa chọn khôn ngoan sẽ mang lại thành công, một sự lựa chọn hời hợt, nông nổi thì tất sẽ thất bại.

- Đề cao vấn đề theo ai phải cẩn thận không có nghĩa là chỉ biết theo người khác, đánh mất chính mình. Một con người khôn ngoan là người không chỉ sáng suốt trong lựa chọn người để theo mà còn biết gì nên, không nên, biết bảo vệ chính kiến, quan điểm của mình.

- Nhận thức được muốn thành công thì cần tỉnh táo trong mọi trường hợp, phải cẩn thận trong những sự lựa chọn.

- Rèn luyện ý chí, bản lĩnh để có sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân, theo người khác không có nghĩa là từ bỏ chủ kiến, lập trường… để chiến thắng những cạm bẫy trong cuộc sống.

1,0 điểm

 

       

B. PHẦN LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Hình thức

Đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

1,5 điểm

Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

A. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự lựa chọn trong cuộc sống

0,75 điểm

B. THÂN BÀI

1. Giải thích: lựa chọn là gì?

Là việc chúng ta quyết định một việc gì đó sau khi suy nghĩ, cân đo đong đếm kĩ lưỡng nhiều tình huống, trường hợp xảy ra để có thể đi theo con đường có nhiều giá trị, nhiều lợi ích nhất.

2. Bàn luận, chứng minh:

- Ngoại trừ việc chọn bố mẹ, chọn nơi sinh là những điều không thể, phần lớn những sự lựa chọn khác, đặc biệt là những lựa chọn ở tuổi trưởng thành thì ta phải chịu trách nhiệm. Ngay khi ta dễ dãi uỷ thác quyền lựa chọn của mình cho ai đó, ta cũng không thể thoái thác được trách nhiệm này. Có nhiều hỗ trợ từ các phía khác nhau cho sự lựa chọn của ta, nhưng ta phải là người đưa ra quyết định cuối cùng.

– Lựa chọn gần như đồng nghĩa với quyết định. Mỗi lựa chọn, quyết định khác nhau sẽ bẻ lái cuộc đời đi theo những hướng khác nhau. Có lựa chọn, quyết định đúng; có lựa chọn, quyết định thiếu chuẩn xác; có lựa chọn, quyết định hoàn toàn sai. Đúng, sai ở đây chỉ là chuyện tương đối, nhưng hệ quả, hậu quả thì rành rành, trở thành một sự kiện thực tế khiến ta phải trực tiếp đối đầu. Tuy nhiên, cuộc đời luôn dành cho ta những cơ hội lựa chọn mới, để ta điều chỉnh, khắc phục hậu quả lựa chọn ban đầu, nhằm hướng tới một kết cục tốt đẹp hơn. Vấn đề quan trọng là ta có biết tận dụng những cơ hội mới ấy không, hay tiếp tục bỏ lỡ chúng.

HS tự lấy bằng chứng chứng minh.

3. Ý nghĩa của sự lựa chọn

- Giúp ta chọn ra những điều tốt đẹp hơn cho mình và cho cả những người xung quanh

- Giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, chắt lọc được những điều có ý nghĩa, có giá trị

- Giúp bản thân rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá nhìn nhận vấn đề

4. Mở rộng

- Nếu không biết lựa chọn, con người sẽ trở nên trì trệ, phụ thuộc

- Đôi khi cũng không cần lựa chọn quá kĩ càng, vì như vậy có thể dẫn đến phản tác dụng

5. Rút ra bài học nhận thức và hành động

3,0 điểm

C. KẾT BÀI

- Khẳng định lại ý nghĩa của việc cần biết lựa chọn trong cuộc sống

- Liên hệ bản thân.

0,75 điểm

TRƯỜNG THCS …......

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 7 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

 

2

 

 

 

1

 

 

 

3

2,5

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1,5

Làm văn

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

 

2

 

1,5

 

1

 

1

 

5

10,0

Điểm số

 

1,0

 

1,5

 

1,5

 

6,0

 

10

10,0

Tổng số điểm

1,0 điểm

10 %

1,5 điểm

15 %

1,5 điểm

15 %

6,0 điểm

60 %

10 điểm

100 %

10 điểm

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều Đề tham khảo số 10, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 CD, đề thi Ngữ văn 7 giữa kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác