Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 CTST: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam?

  • A. Ngày 17/2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định.
  • B. Hiệp ước nhâm Tuất (năm 1862) được ký kết.   
  • C. Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.  
  • D. Sáng 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn trà.  

Câu 2 (0,25 điểm). Vì sao có thể khẳng định: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử?

  • A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp trong khi Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó.   
  • B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng.  
  • C. Do triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo giết đạo.
  • D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam.   

Câu 3 (0,25 điểm). Phong trào Cần vương chấm dứt sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.  
  • B. Khởi nghĩa Ba Đình.  
  • C. Khởi nghĩa Hương Khê.   
  • D.  Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.  

Câu 4 (0,25 điểm). Bài học nào rút ra từ sự thất bại trong phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX mà cách mạng Việt Nam không thể kế thừa ở các giai đoạn sau?

  • A. Có sự chuẩn bị lâu dài chu đáo và chọn đúng thời cơ.
  • B. Cách mạng Việt Nam cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
  • C. Coi trọng vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản và các tầng lớp xã hội trên.   
  • D. Muốn thành công cách mạng phải có đường lối chính trị đúng đắn.   

Câu 5 (0,25 điểm). Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

  • A. quan lại, sĩ phu yêu nước.
  • B. nông dân.   
  • C. bình dân thành thị.  
  • D. tư sản.

Câu 6 (0,25 điểm). Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: Nếu Việt nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai?

  • A. Đúng, vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.  
  • B. Không đúng, vì việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công.
  • C. Đúng, vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công.  
  • D. Sai, vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam. m  

Câu 7 (0,25 điểm). Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?

  • A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.   
  • B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.  
  • C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.
  • D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp – Phổ.   

Câu 8 (0,25 điểm). Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

  • A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế.
  • B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước.  
  • C. Phải dựa vào sức mình là chính, bản chất đế quốc là giống nhau.
  • D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam?

Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DACCABAC

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam:

- Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm.  

- Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, lâm vào cảnh nghèo khổ không lối thoát.  

- Đô thị phát triển dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, tri thức thành thị.  

- Sự ra đời đội ngũ công nhân Việt Nam. 

Câu 2:

Khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

+ Thời gian: kéo dài nhất 10 năm (1885 – 1896). Điều này thể hiện sự kiên nhẫn, tinh thần quyết tâm của những người tham gia cuộc khởi nghĩa trong việc bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.  

+ Địa bàn hoạt động: rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Điều này cho thấy sự đoàn kết và sự tác động của cuộc khởi nghĩa trên một phạm vị lớn.  

+ Trình độ tổ chức quy củ: cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:  

+ Thời gian: kéo dài nhất 10 năm (1885 – 1896). Điều này thể hiện sự kiên nhẫn, tinh thần quyết tâm của những người tham gia cuộc khởi nghĩa trong việc bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.  

+ Địa bàn hoạt động: rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Điều này cho thấy sự đoàn kết và sự tác động của cuộc khởi nghĩa trên một phạm vị lớn. 

+ Trình độ tổ chức quy củ: cuộc khởi nghĩa được tổ chức một cách có hệ thống và quy củ, chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người và được lãnh đạo bởi các tướng lĩnh tài ba. Sự tổ chức chặt chẽ giúp cho cuộc khởi nghĩa duy trì và phát triển trong thời gian dài. 

+ Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê kết thúc với thất bại, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương. Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa này đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và thể hiện lòng yêu nước, sự hy sinh của những người lính và tướng lĩnh Cần vương. hĩa được tổ chức một cách có hệ thống và quy củ, chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người và được lãnh đạo bởi các tướng lĩnh tài ba. Sự tổ chức chặt chẽ giúp cho cuộc khởi nghĩa duy trì và phát triển trong thời gian dài.  

+ Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê kết thúc với thất bại, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương. Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa này đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và thể hiện lòng yêu nước, sự hy sinh của những người lính và tướng lĩnh Cần vương. 

Câu 3:

Không đồng ý với ý kiến: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh” vì:  

- Bản chất, ý nghĩa thực sự của “khai hóa văn minh” là: đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn.  

- Mục đích chính và chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối lập hoàn toàn với ý nghĩa của từ “khai hóa văn minh”: xâm lược, thống trị, bóc lột thuộc địa. Còn hành động khai hóa chỉ là để phục vụ cho hoạt động khai thác.

- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đến Việt Nam: làm kinh tế trở nên nghèo nàn, lạc hậu, cột chặt vào kinh tế Pháp, còn văn hóa thì hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội phổ biến hơn … làm suy yếu nòi giống, phai mờ và kìm hãm sự phát triển của nhân dân Việt Nam. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử và địa lí 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử và địa lí 8 chân trời, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác