Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 - Phân môn Vật lí Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 KHTN 8 - Phân môn Vật lí Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Năng lượng nhiệt của vật là

A. tổng động năng của các phân tử tạo nên vật.

B. tổng thế năng của các phân tử tạo nên vật.

C. tổng nội năng của các phân tử tạo nên vật.

D. tổng cơ năng của các phân tử tạo nên vật.

Câu 2. Năng lượng nhiệt cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 2 lít nước từ 250C lên 700C là

A. 378 000 J.

B. 216 000 J.

C. 840 000 J.

D. 360 000 J.

Câu 3. Sự truyền năng lượng nhiệt từ nhiên liệu bị đốt cháy cho nồi nước và môi trường xung quanh là ví dụ về hiện tượng nào?

A. Hiện tượng đối lưu.

B. Hiện tượng bức xạ nhiệt.

C. Hiện tượng dẫn nhiệt.

D. Hiện tượng truyền nhiệt. 

Câu 4. Một đầu của chiếc thìa gỗ được nhúng vào cháo nóng trong nồi. Đầu không bị nhúng trong cháo

A. sẽ nóng lên do quá trình dẫn nhiệt.

B. sẽ nóng lên do quá trình đối lưu.

C. sẽ nóng lên do quá trình bức xạ.

D. sẽ nóng lên rất ít do quá trình dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt.

Câu 5. Chọn câu phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất.

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất lỏng khi lạnh đi thì co lại.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 6. Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau?

A. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

B. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.

D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.

Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây ra?

A. Đường tan vào nước.

B. Sự tạo thành gió.

C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp theo thời gian.

D. Sự khuếch tán của dung dịch copper sulfate vào nước.

Câu 8. Khí, hơi nào sau đây trong không khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất?

A. Khí nitrogen oxide (NO).

B. Khí methane (CH4).

C. Khí carbon dioxide (CO2).

D. Hơi nước (H2O).

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) a) Mô tả sơ lược sự truyền năng lượng trong hiện tượng bức xạ nhiệt.

b) Hiện nay, các ngôi nhà ở nước ta thường được xây dựng như thế nào để vào mùa hè khi ở trong nhà ta cả thấy mát?

Câu 2. (2 điểm) 

+ Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật hay không? Vì sao?

+ Giả sử có hai cốc giống nhau, chứa cùng một lượng nước như nhau. Đặt một lượng thuốc tím bằng nhau vào một vị trí ở đáy mỗi cốc nước. Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc nước nào lan ra nhanh hơn? Vì sao?

Câu 3. (2 điểm) Vì sao các bình chứa khí đốt/gas không được để gần các nguồn nhiệt có nhiệt độ cao?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………….

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (VẬT LÍ) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

C

D

B

C

B

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không. Truyền nhiệt bằng cách này xảy ra không cần tiếp xúc giữa các vật cũng như không có sự chuyển động thành dòng của các phân tử.

 

1 điểm

 

b) Muốn nhà mát vào mùa hè, cần xây như sau:

+ Để tránh bức xạ nhiệt từ Mặt Trời và các vật xung quanh nhà tới mái nhà và tường nhà thì mái và tường nhà cần được lát và xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt, ví dụ như mái lợp tôn có lớp xốp cách nhiệt, tường xây dày hay xây bằng vật liệu cách nhiệt (gạch lỗ, gạch xốp).

+ Hơn nữa, nhà cần xây sao cho để có hiện tượng đối lưu đưa không khí nóng do các sinh hoạt trong nhà gây nên ra ngoài và không khí mát ở ngoài thổi vào. Do đó, cần có các lỗ thông khí nóng trên cao, xây các cửa sổ xung quanh nhà. Nếu được thì xây giếng trời thông suốt từ tầng 1 lên tầng cao nhất và có cửa hay quạt gió thông khí nóng ra ngoài nhà.

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

+ Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật, vì nội năng càng lớn thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh kéo theo năng lượng nhiệt của vật càng lớn.

+ Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc nước có nhiệt độ cao hơn sẽ lan ra nhanh hơn vì cốc nước có nhiệt độ cao hơn thì có năng lượng nhiệt lớn hơn các phân tử nước sẽ chuyển động nhanh hơn.

 

1 điểm

 

 

 

1 điểm

Câu 3

(2 điểm)

Các nguồn có nhiệt độ cao sẽ truyền nhiệt đến các vật xung quanh một nhiệt lượng rất lớn, làm tăng nhiệt độ của chúng. Nếu bình chứa khí đốt/gas để gần khi nhận được quá nhiều nhiệt lượng, sẽ tăng nhiệt độ, áp suất khí trong bình tăng quá mức chịu đựng, gây nổ bình, khí đốt sẽ cháy gây hỏa hoạn.

 

 

2 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

 

 

NHIỆT

1. Năng lượng nhiệt

2

  

1

    

2

1

điểm

2. Truyền năng lượng nhiệt

2

1 ý

1

    

1 ý

3

1

3,5 điểm

3. Sự nở vì nhiệt

2

 

1

  

1

  

3

1

3,5 điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

 

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (VẬT LÍ) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NHIỆT

4

8

  

1. Năng lượng nhiệt 

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm năng lượng nhiệt.

- Nhận biết được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi đun nóng.

 

2

 

C1

 

C2

Thông hiểu

 

- Chọn được ví dụ về hiện tượng chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây ra.

- Xác định được sự truyền nhiệt trong môi trường.

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

C2

C7

 

 

2. Truyền năng lượng nhiệt

Nhận biết

 

- Nhận biết được các hình thức truyền năng lượng nhiệt.

- Nhận biết được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp.

- Nêu được khái niệm hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt.

 

 

 

 

 

1 ý

2

 

 

 

 

 

 

 

 

C1a

C3

 

C4

 

 

 

Thông hiểu

- Xác định được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

 

1

 

C8

Vận dụng cao

 

- Giải thích hiện tượng liên quan đến sự truyền nhiệt thường gặp trong thực tế.

1 ý

 

C1b

 

3. Sự nở vì nhiệt  

Nhận biết

 

- Chọn phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất.

- Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt.

 

2

 

C5

 

C6

Vận dụng

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt giải thích được một số hiện tượng đơn giản.

1

 

C3

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi khoa học tự nhiên 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi khoa học tự nhiên 8 cánh diều, đề thi cuối kì 2 KHTN 8 - Phân môn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác