Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 - Phân môn Sinh học Cánh diều: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ đề thi cuối kì 2 KHTN 8 - Phân môn Sinh học Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 8
CÁNH DIỀU ĐỀ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở
A. số lượng loài có trong quần xã.
B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Câu 2. Trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi với điều kiện sống được gọi là
A. cân bằng. B. cân bằng tự nhiên.
C. khống chế sinh học. D. bảo vệ môi trường.
Câu 3. Sự phân chia Sinh quyển thành các khu sinh học dựa vào
A. điều kiện địa lí, khí hậu và hệ động thực vật ở đó.
B. điều kiện nhiệt độ, lượng mưa và hệ động thực vật ở đó.
C. điều kiện địa chất, thổ nhưỡng và hệ động thực vật ở đó.
D. điều kiện khí hậu và hệ động thực vật ở đó.
Câu 4. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là
A. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.
B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn.
D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
Câu 5. Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Đặc điểm của loài.
B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian quần thể.
C. Điều kiện môi trường.
D. Thời gian trong năm.
Câu 6. Hoạt động nào sau đây không góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
A. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.
B. Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
C. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
D. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
Câu 7. Hoạt động nào dưới đây có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của quần xã?
A. Tạo điều kiện cho các loài ưu thế phát triển mạnh mẽ lấn át các loài khác.
B. Bảo vệ môi trường của quần xã.
C. Tạo điều kiện cho loài đặc trưng phát triển kìm hãm sự phát triển của các loài khác.
D. Du nhập thêm các loài khác vào quần xã.
Câu 8. Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhu.
B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
C. thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu khác nhau của con người.
D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). a) Trình bày khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần phần chủ yếu nào?
b) Vào những năm 1973, hệ sinh thái san hô Great Barrier ở Australia bị sao biển gai hủy diệt 11% và cho đến nay chưa hồi phục hoàn toàn. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã và hệ sinh thái như thế nào? Giải thích.
Câu 2 (2 điểm). Hãy giải thích các phát biểu sau:
a) Con người là một nhân tố sinh thái.
b) Cây trồng được gieo đúng thời vụ thường đạt năng suất cao.
Câu 3 (1 điểm). Ở Việt Nam, loài hổ đông dương được xếp vào mức cực kì nguy cấp, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Em hãy tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp bảo vệ các quần thể này.
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | B | A | B | B | C | B | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1:
a) Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.
* Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mắt xích chung.
* Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm ba thành phần chủ yếu:
+ Sinh vật sản xuất: là các sinh vật tự dưỡng (bậc dinh dưỡng cấp 1), có khả năng tự tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Ví dụ: cỏ, tảo,...
+ Sinh vật tiêu thụ (bậc dinh dưỡng 2, 3, 4,...) là những sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Ví dụ: thỏ, chuột, sư tử,...
+ Sinh vật phân giải: cũng là sinh vật dị dưỡng, chúng sử dụng xác chết là nguồn dinh dưỡng, gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống.
b) Giữa các loài sinh vật có tác động qua lại lẫn nhau và tác động lên môi trường mà chúng sống trong đó. Sao biển gai hủy diệt san hô làm ảnh hưởng rất lớn đến san hô các loài sinh vật sống dựa vào các rạn san hô (môi trường sống của các loài sinh vật bị tác động).
Câu 2:
a) Con người là một nhân tố sinh thái quan trọng vì
- Hoạt động của con người có tác động trực tiếp: săn bắt, hái lượm hay nuôi trồng, chăm sóc các loài thực vật, động vật,...
- Tác động gián tiếp: làm biến đổi môi trường sống theo hướng tiêu cực (chặt, phá rừng; xây dựng các đập thủy điện;...) hoặc tích cực (cải tạo đất, tưới tiêu,...) tới các sinh vật
b) Gieo đúng thời vụ đảm bảo cây trồng được phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất (điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...) nên cây sẽ phát triển tốt, chống chịu được sâu bệnh hại và cho năng suất cao.
Câu 3:
- Nguyên nhân: Môi trường sống bị thu hẹp, nạn săn bắt tăng cao.
- Biện pháp bảo vệ: Bảo vệ rừng; xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; nghiêm cấm và xử phạt nặng các trường hợp săn bắt, mua bán các sản phẩm động vật hoang dã; tuyên truyền bảo vệ môi trường và động vật hoang dã.
(Học sinh cần nêu ít nhất 3 biện pháp bảo vệ)
Thêm kiến thức môn học
Đề thi khoa học tự nhiên 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi khoa học tự nhiên 8 cánh diều, đề thi cuối kì 2 KHTN 8 - Phân môn
Bình luận