Đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 (0,25 điểm). Vùng biển nước ta:

  • A. gồm phần lớn Biển Đông.  
  • B. là một phần Biển Đông.  
  • C. là các vịnh, đảo và quần đảo.  
  • D. là các vịnh và vùng biển ven bờ.

Câu 2 (0,25 điểm). Vùng biển nào của nước ta tập trung nhiều đảo và quần đảo gần bờ nhất?

  • A. Vùng biển đông bắc.    
  • B. Vùng biển tây nam.
  • C. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
  • D. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ.    

Câu 3 (0,25 điểm). Châu thổ sông Hồng có dạng tam giác:   

  • A. đỉnh ở Sơn Tây, đáy là bờ biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
  • B. đỉnh ở Việt Trì, đáy là bờ biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.   
  • C. đỉnh ở Sơn Tây, đáy là bờ biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.   
  • D. đỉnh ở Việt Trì, đáy là bờ biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

Câu 4 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đồng bằng sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ là:

  • A. lượng phù sa giảm dần, mưa khô rất sâu sắc, lũ tương đối điều hòa và kéo dài.   
  • B. địa chất yếu, bằng phẳng, nước lớn vào mùa lũ, tác động của thủy triều, sông.
  • C. lũ mang lại nhiều lợi ích, có nước thay chua, rửa phèn, đất phù sa tăng nhanh.
  • D. địa hình thấp, lũ kéo dài trong năm, cần nước để nuôi trồng thủy sản, rửa mặn.

Câu 5 (0,25 điểm). Tại sao sông Hồng có lũ vào mùa hạ?  

  • A. Băng tuyết tan ở thượng lưu sông.  
  • B. Sông Hồng chảy trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa mùa hạ.  
  • C. Sồng Hồng có mạng lưới sông hình nan quạt, tập trung tại Việt Trì.
  • D. Sông Hồng có đê bao bọc.  

Câu 6 (0,25 điểm). Lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đối điều hòa và kéo dài chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Nhiều hồ đầm, địa hình thấp, phẳng, có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển.   
  • B. Địa hình thấp, phẳng, diện tích lưu vực sông rộng, có nhiều cửa sông.   
  • C. Địa hình bằng phẳng, rộng lớn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
  • D. Sông dài, có hồ lớn điều tiết nước, diện tích lưu vực và tổng nước lớn.   

Câu 7 (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng thềm lục địa nước ta:

  • A. rộng và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.   
  • B. rộng và bằng phẳng ở phía bắc và miền Trung, hẹp và sâu ở phía nam.  
  • C. rộng và bằng phẳng ở phía nam và miền Trung, hẹp và sâu ở phía bắc.   
  • D. rộng và bằng phẳng ở miền Trung, hẹp và sâu ở phía bắc và phía nam.   

Câu 8 (0,25 điểm). Tại sao ven biển Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối?

  • A. Bờ biển có nhiều vinh, đầm phá.  
  • B. Bờ biển dài và vùng biển sâu nhất nước ta.
  • C. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có ít sông nhỏ đổ ra biển.
  • D. Biển nông, không có sông suối đổ ra ngoài biển.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Em hãy trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Trình bày khái quát về châu thổ sông Hồng và quá trình hình thành và phát triển châu thổ.  

b. Có ý kiến cho rằng: “Vấn đề cấp bách hiện nay là quan tâm đến khai thác và cải tạo chẩu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long”. Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.

 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BADBBDAC

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam

- Trong thời phong kiến, nhà nước Việt Nam đã xác lập chủ quyền quản lí và khai thác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

- Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. 

- Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

- Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. 

=> Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Câu 2:

 a. Trình bày khái quát về châu thổ sông Hồng và quá trình hình thành và phát triển châu thổ

- Khái quát: Rộng khoảng 15 000 km², có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).  

- Quá trình hình thành và phát triển: 

+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thủy triều và sóng biển.  

+ Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn – Ninh Bình, Tiền Hải – Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).  

+ Phù sa sông có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki – lô – mét dọc hai bên bờ sông. Điều này làm cho địa hình bề mặt châu thổ đã có sự thay đổi.  

b. Ý kiến “Vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là phải quan tâm khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long” hoàn toàn đúng.

Giải thích:

- Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là nơi tập trung rất đông dân cư, là hai trung tâm kinh tế trọng điểm, lớn nhất cả nước. 

- Cần phải tiếp tục quan tâm hơn bao giờ hết đến việc cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long để phát triển sản xuất, cải thiện môi trường sống... trong bối cảnh mới, điều kiện mới (biến đổi khí hậu, sự phát triển kinh tế, nhu cầu ngày càng tăng, càng cao của con người, sự phát triển của khoa học và công nghệ...)

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử và địa lí 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử và địa lí 8 chân trời, đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác