Đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 CTST: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm hải văn Biển Đông?
- A. Gió mùa là nguyên nhân chủ yếu tạo nên dòng biển và sóng trên Biển Đông.
- B. Sóng vào mùa hạ thường mạnh hơn mùa đông.
- C. Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C.
- D. Độ muối bình quân của Biển Đông là 32 – 33%.
Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu vùng biển nước ta?
- A. Có tính chất cận xích đạo gió mùa.
- B. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20°C.
- C. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
- D. Lượng mưa trung bình trên biển thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền nước ta.
Câu 3 (0,25 điểm). Tại sao sinh vật biển phong phú và đa dạng?
- A. Do môi trường sống ít bị biến động.
- B. Do chúng có khả năng sinh sản nhanh.
- C. Do diện tích biển của đại dương rộng lớn.
- D. Do nguồn gốc của sinh vật đến từ biển.
Câu 4 (0,25 điểm). Đến năm 2021, đảo hoặc quần đảo nào sau đây không phải là đơn vị hành chính cấp huyện?
- A. Quần đảo Thổ Chu.
- B. Đảo Lý Sơn.
- C. Đảo Cồn Cỏ.
- D. Đảo Phú Quốc.
Câu 5 (0,25 điểm). Bề mặt châu thổ sông Hồng không còn được phù sa bồi đắp nên tồn tại các ô trũng, nguyên nhân là do:
- A. tác động của biến đổi khí hậu.
- B. có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ các dòng sông.
- C. lượng phù sa sông ngày càng ít.
- D. có hệ thống sông đào đưa hết nước sông và phù sa ra biển.
Câu 6 (0,25 điểm). Chế độ nước sông Cửu Long khá điều hòa do:
- A. dòng sông ngắn, dạng cánh cung, lưu vực lớn, độ dốc trung bình nhỏ.
- B. dòng sông dài, dạng chân chim, lưu vực lớn, độ dốc trung bình nhỏ.
- C. dòng sông dài, dạng nan quạt, lưu vực nhỏ, độ dốc trung bình nhỏ.
- D. dòng sông ngắn, dạng chân chim, lưu vực lớn, độ dốc trung bình lớn.
Câu 7 (0,25 điểm). Quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long có điểm gì khác với quá trình khai khẩn đồng bằng sông Hồng?
- A. Là nền tảng kinh tế nông nghiệp.
- B. Là quá trình cải tạo, thích ứng với tự nhiên.
- C. Là quá trình đắp đê, trị thủy.
- D. Là vùng đất hoang vu.
Câu 8 (0,25 điểm). Môi trường biển đảo Việt Nam có đặc điểm đặc trưng nào sau đây?
- A. Sinh vật suy thoái và nước biển ô nhiễm.
- B. Nước biển sạch và không khí trong lành.
- C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí nhiều biến động.
- D. Các chỉ số về chất lượng môi trường vượt giới hạn cho phép.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,5điểm).
a. Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên về khí hậu, địa hình của vùng biển đảo Việt Nam.
b. Vì sao tài nguyên sinh vật biển nước ta phong phú và đa dạng.
Câu 2 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này”. Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | B | A | A | B | B | B | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
a. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam:
- Địa hình:
+ Địa hình ven biển đa dạng, gồm: bờ biển bồi tự, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ.
+ Địa hình thềm lục địa: rộng, bằng, phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
+ Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.
+ Địa hình đảo và quần đảo: có hàng nghìn đảo, phần lớn là ven bờ. Có hai quần đảo xa bờ là: Hoàng Sa, Trường Sa
- Khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm khá cao và phân hóa theo chiều Bắc – Nam.
+ Lượng mưa trung bình từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn trên đất kiền.
+ Gió trên Biển: hướng gió tháng 10 đến tháng 4 hướng đông bắc chiếm ưu thế, các tháng còn lại hướng tây nam chiếm ưu thế. Gió mạnh hơn trên đất liền với tốc độ trung bình 5 – 6 m/s.
+ Bão: trung bình 3 – 4 cơn bão/năm trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
b. Tài nguyên sinh vật biển nước ta phong phú đa dạng:
- Do nhiệt độ cao nên sinh vật nhiệt đới phát triển mạnh.
- Dòng biển hoạt động theo mùa mang theo các luồng sinh vật di cư tới.
Câu 2:
Ý kiến “Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này” hoàn toàn đúng.
Giải thích:
+ Thiệt hại của lũ: gây ngập úng, vỡ đê, tràn ao làm đời sống nhân dân sinh hoạt khó khăn, dịch bệnh phát triển.
+ Nguồn lợi của lũ: Bồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nguồn tôm cá theo lũ, làm nhà bè nuôi trồng thủy sản sống chung với lũ.
=> “Sống chung với lũ” là phương châm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Lịch sử và địa lí 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử và địa lí 8 chân trời, đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 CTST: Đề
Bình luận