Đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 (0,25 điểm). Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là:  

  • A. quần đảo Hoàng Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).   
  • B. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
  • C. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Nha Trang).   
  • D. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Nha Trang) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).  

Câu 2 (0,25 điểm).  Ý nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu vùng biển nước ta?

  • A. Có tính chất cận xích đạo gió mùa.
  • B. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20°C.
  • C. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
  • D. Lượng mưa trung bình trên biển thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền nước ta.

Câu 3 (0,25 điểm). Yếu tố tự nhiên của môi trường biển ở nước ta gồm:

  • A. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển.   
  • B. nước biển, đê biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển, bờ biển.
  • C. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, giàn khoan dầu khí.
  • D. nước biển, bờ biển và các bãi biển, cảng biển, đa dạng sinh học biển, đê biển.

Câu 4 (0,25 điểm). Những khoáng sản có giá trị bậc nhất ở vùng biển và thềm lục địa nước ta đang được khai thác là:

  •    A. cát và ti – tan.  
  •    B. đá vôi và đồng.
  •    C. dầu mỏ và khí tự nhiên.  
  •    D. băng cháy và cát.

Câu 5 (0,25 điểm). Nhân tố mang tính quyết định tạo nên nền văn minh lúa nước châu thổ sông Hồng là:  

  • A. địa hình.    
  • B. đất đai màu mỡ.    
  • C. vị trí địa lí.   
  • D. con người.   

Câu 6 (0,25 điểm). Châu thổ sông Hồng được bồi đắp chủ yếu bởi:

  • A. phù sa biển của vịnh Bắc Bộ.    
  • B. phù sa biển ven bờ Biển Đông.    
  • C. phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.  
  • D. phù sa hệ thống sông Hồng và sông Đà.    

Câu 7 (0,25 điểm). Hai nhánh chính của sông Cửu Long:  

  • A. sông Tiền và sông Hậu.   
  • B. sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.  
  • C. sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây..  
  • D. sông Ông Đốc và sông Cửa lớn.    

Câu 8 (0,25 điểm). Hiện nay, nhiều nơi ở ven biển châu thổ sông Cửu Long bị sụt lở mạnh, nguyên nhân là:

  • A. nền đất vùng ven biển của châu thổ ngày càng kém bền vững.  
  • B. bề mặt châu thổ bị hạ thấp do các tác động nội lực.  
  • C. biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm.  
  • D. lưu lượng nước sông Mê Kông ngày càng lớn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CỦA SÔNG HỒNG (TRẠM SƠN TÂY),

CỦA SÔNG MÊ KÔNG (TRẠM MỸ THUẬN – SÔNG TIỀN)

Ở CÁC THÁNG TRONG NĂM

(Đơn vị: m³/s) 

ThángLưu lượng nước sông 

Sông Hồng

(Trạm Sơn Tây)

Sông Cửu Long

(Trạm Mỹ Thuận – sông Tiền)

 
1,31813.570
1,1006.840
9141,570
1,0711,638
1,8932,920
4,69210,360
7,98618,860
9,24621,400
6,69027,500
10 4,12229,000
11 2,81322,000
12 1,74623,030

a. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng và sông Cửu Long.

b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng.  

 Câu 2 (1,0 điểm).

a. Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch biển của nước ta.

b. Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ nguồn và không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người”. Ý kiến đó có đúng hay không? Vì sao.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BBACDCAC

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng và sông Mê Kông.

 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng và sông Mê Kông.

(Lưu ý: Học sinh cần chia tỉ lệ đúng theo số liệu đã cho, chính xác, chú thích đầy đủ, ghi tên biểu đồ. Thiếu một mục sẽ trừ 0,25 điểm).

b. Chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng:

* Đối với sông Cửu Long:

 - Lưu vực sông có dạng hình lông chim, diện tích lớn, độ dốc lòng sông nhỏ. Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch chằng chịt có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.

- Ngoài ra Biển Hồ có tác dụng điều hòa chế độ nước sông, sông đổ ra biển theo nhiều cửa sông khiến cho nước lũ thoát nhanh. 

* Đối với sông Hồng:

- Lưu vực sông Hồng có dạng nan quạt, khi lũ xảy ra thường có sự phối hợp của dòng chính với các dòng phụ lưu, gây lũ lớn. 

- Hình thái lưu vực sông Hồng có dốc nhiều ở phần thường nguồn và trung du, dốc ít ở hạ du, lũ sông Hồng lên nhanh nhưng xuống chậm. Vì chỉ có cửa sông nên khả năng thoát nước chậm hơn so với sông Cửu Long.  

Câu 2:

a. Đặc điểm tài nguyên du lịch biển ở nước ta:

- Dọc bờ biển nước ta có khoảng 120 bãi biển, bãi cát phẳng, nhiều bãi tắm đẹp. 

- Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc.... 

b. Nêu ý kiến cá nhân

- Ý kiến “Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ nguồn sống và không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người” là ý kiến đúng. 

- Bởi vì:  

 + Môi trường biển cung cấp năng lượng dồi dào cho con người. (VD: sức nước, muối, thủy hải sản...).

+ Môi trường biển cũng góp phần làm giàu nền du lịch của nước ta.  

+ Con người cũng dùng môi trường biển để vận chuyển hàng hóa. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi Lịch sử 8 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác