Dễ hiểu giải Tiếng Việt 2 Cánh diều bài 13: Yêu kính ông bà
Giải dễ hiểu bài 13: Yêu kính ông bà. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 2 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ
Chia sẻ
Câu 1: Đọc và thảo luận
Em có thể làm gì để giúp ông bà khỏe mạnh?
Gợi ý:
- Đọc cho ông bà nghe bài em vừa đọc.
- Nhắc ông bà thực hiện những điều trên.
- Quan tâm, trò chuyện với ông bà.
Giải nhanh:
- Giúp ông bà làm những việc nhỏ.
- Luôn quan tâm sức khỏe ông bà.
- Nói chuyện với ông bà mỗi ngày để ông bà vui.
- Cố gắng học thật giỏi.
BÀI ĐỌC 1: BÀ NỘI BÀ NGOẠI
Đọc hiểu
Câu 1: Bài thơ là lời của ai nói về ai?
Trả lời:
Bài thơ là lời của: cháu nói về hai người bà.
Câu 2: Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu?
a) Ở khổ thơ 2
b) Ở khổ thơ 3
Trả lời:
Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu:
b) Ở khổ thơ 3
Câu 3: Mỗi câu thơ dưới đây nói lên tình cảm gì của cháu đối với hai bà? Ghép đúng:
Trả lời:
- Những câu thơ dưới đây nói lên tình cảm của cháu đối với bà:
Luyện tập
Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ.
Mẫu: Cháu thương cả hai bà (khổ 1).
Trả lời:
- Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ.
- Cháu thương cả hai bà (khổ 1)
- Yêu cháu, bà trồng na (khổ 2)
- Biết là bà ngoại mong (khổ 3)
- Lại thương bà nội trông (khổ 3)
- Cháu nhớ về thiết tha (khổ 4)
Câu 2: Em cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau:
a) Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội ông bà ngoại.
b) Em giúp ông bà quét nhà nhặt rau cho gà ăn.
Trả lời:
a) Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội, ông bà ngoại.
b) Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn.
Bài viết 1
Câu 1: Nghe-viết: Bà nội, bà ngoại (2 khổ thơ đầu)
Giải nhanh:
Nghe-viết
Câu 2: Tìm các từ có tiếng:
a) Tìm các từ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Giữ kín, không cho ai biết
- Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ
- Vết tích còn lại của sự vật, sự việc
b) Chứa vần et hoặc ec, có nghĩa như sau:
- Bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp tết.
- Xe có bồn chở dầu, nước
- Xe cộ đông đúc không đi lại được.
Giải nhanh:
a)
-giấu
- ru
- dấu vết
b)
- bánh tét
- xe xitec
- kẹt
Câu 3: Thi tìm nhanh:
a) - 2 tiếng bắt đầu bằng r:
- 2 tiếng bắt đầu bằng d:
- 2 tiếng bắt đầu bằng gi:
b) - 2 tiếng có vần ec:
- 2 tiếng có vần et:
Giải nhanh:
a)
- 2 tiếng bắt đầu bằng r: rời, rảnh
- 2 tiếng bắt đầu bằng d: diều, dẫm
- 2 tiếng bắt đầu bằng gi: gió, gieo
b)
- 2 tiếng có vần ec: cù léc, tấm séc
- 2 tiếng có vần et: khét, phét
Câu 4: Tập viết
a) Viết chữ hoa: L
b) Viết ứng dụng: Luôn luôn yêu kính ông bà.
Giải nhanh:
a) Viết chữ hoa: L
b) Viết ứng dụng: Luôn luôn yêu kính ông bà.
BÀI ĐỌC 2: VẦNG TRĂNG CỦA NGOẠI
Đọc hiểu
Câu 1: Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với ai?
Trả lời:
Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với: ông ngoại.
Câu 2: Hằng ngày, ba ông cháu làm gì?
Trả lời:
Hằng ngày, ba ông cháu: tập thể dục, ra vườn hái quả, ngắm trăng sao.
Câu 3: Quầng sáng My nhìn thấy khi thức giấc là gì?
a) Vầng trăng lọt vào nhà
b) Ánh trắng chiếu vào nhà
c) Ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông.
Trả lời:
- Quầng sáng My nhìn thấy khi thức giấc là:
c) Ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông.
Luyện tập
Câu 1: Đặt một câu nói thể hiện tình cảm của ông và hai cháu qua câu chuyện trên.
Giải nhanh:
Hai ông cháu rất đỗi yêu thương nhau.
Câu 2: Dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét của em về câu nói của bạn My: “Ngoại ơi, hóa ra đấy là vầng trăng của ngoại.”
Mẫu: Câu nói của bạn My rất hay!
Giải nhanh:
- Dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét của em về câu nói của bạn My: “Ngoại ơi, hóa ra đấy là vầng trăng của ngoại.”
- Ví dụ: Câu nói của bạn My thật dễ thương!
Câu 3: Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi?
Giải nhanh:
(1) dấu chấm
(2) dấu chấm
(3) dấu chấm hỏi
Bài viết 2
Câu 1: Kể một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
Gợi ý:
- Việc đó là việc gì?
- Em đã làm việc đó như thế nào?
- Ông bà khen em thế nào?
- Em đáp lại lời khen của ông bà thế nào?
Trả lời:
- Kể một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
Gợi ý:
- Việc đó là: bóp tay chân cho bà
- Em đã làm việc đó: buổi tối trước khi bà đi ngủ
- Ông bà khen em: rất ngoan
- Em đáp lại lời khen của ông bà: cảm ơn bà
Câu 2: Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết 4-5 dòng về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.
Trả lời:
Bà em năm nay đã già nên hay bị mỏi tay chân. Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ em thường bóp tay chân cho bà. Bà lúc nào cũng khen em rất ngoan và xoa đầu em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để bà vui lòng.
Bình luận