Dễ hiểu giải Tiếng Việt 2 Cánh diều bài 2: Thời gian của em
Giải dễ hiểu bài 2: Thời gian của em. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 2 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 2. THỜI GIAN CỦA EM
Kể chuyện
Câu 1: Kể lại từng đoạn của câu chuyện Một ngày hoài phí.
a) Đoạn 1:
- Mẹ dặn cậu con trai ở nhà làm gì?
- Ở nhà cậu bé làm những gì?
b) Đoạn 2
- Mẹ dẫn cậu bé đi những đâu, để làm gì?
- Ở mỗi nơi, cậu bé thấy gì?
Trả lời:
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện Một ngày hoài phí.
a) Đoạn 1:
Người mẹ đánh thức cậu con trai dậy và dặn cậu ở nhà hãy trồng một cái cây và đọc một quyển sách. Mẹ đi rồi, cậu bé lại nằm xuống ngủ tiếp. Đến khi tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao. Cậu định làm việc nhưng lại nghĩ “Mình còn cả một ngày cơ mà”. Rồi cậu tiếp tục dạo chơi và quên mất lời mẹ dặn.
b) Đoạn 2:
Người mẹ đã dẫn cậu theo để xem hôm nay mọi người đã làm được những gì. Mẹ dẫn cậu đến bên một đống thóc lớn, cậu thấy cô lái máy gặt đập đã làm việc suốt ngày để gặt lúa về. Mẹ dẫn cậu đến thư việc, cậu thấy giá lớn đầy sách mà mọi người đã đọc trong ngày hôm nay. Lúc đó, cậu bé mới hiểu mình đã để trôi qua một ngày hoài phí.
Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Người mẹ đánh thức cậu con trai dậy và dặn cậu ở nhà hãy trồng một cái cây và đọc một quyển sách. Mẹ đi rồi, cậu bé lại nằm xuống ngủ tiếp. Đến khi tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao. Cậu định làm việc nhưng lại nghĩ “Mình còn cả một ngày cơ mà”. Rồi cậu tiếp tục dạo chơi và quên mất lời mẹ dặn.
Người mẹ trở về thấy con trai chưa làm được gì đã dẫn cậu theo để xem hôm nay mọi người đã làm được những gì. Mẹ dẫn cậu đến bên một đống thóc lớn, cậu thấy cô lái máy gặt đập đã làm việc suốt ngày để gặt lúa về. Mẹ dẫn cậu đến thử việc, cậu thấy giá lớn đầy sách mà mọi người đã đọc trong ngày hôm nay. Lúc đó, cậu bé mới hiểu mình đã để trôi qua một ngày hoài phí.
Bài viết 2
Câu 1: Đọc bản tự thuật dưới đây:
a) Em biết những gì về bạn Hồng Anh? Nhờ đâu em biết rõ về bạn Hồng Anh như vậy?
b) Tìm một tên riêng trong bản tự thuật được viết hoa.
Giải nhanh:
a) Họ và tên, giới tính, ngày sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, trường, lớp, sở thích.
Em biết rõ về bạn như vậy nhờ đọc bản tự thuật của bạn.
b) Dương Hồng Anh.
Câu 2: Viết bản tự thuật của em theo mẫu trên.
Giải nhanh:
- Họ và tên: Nguyễn Bảo Nhi
- Nam, nữ: Nữ
- Ngày sinh: 14/10/2014
- Nơi sinh: Hà Nội
- Quê quán: Hà Đông, Hà Nội
- Nơi ở hiện nay: Ngõ 192, Kim Giang, Hà Nội
- Học sinh lớp: 2A3
- Trường: Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Sở thích: Ca hát.
Góc sáng tạo
Câu 1: Dựa theo gợi ý từ bản tự thuật đã học, hãy viết 4-5 câu giới thiệu bản thân. Trang trí sản phẩm bằng tranh ảnh mà em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.
Giải nhanh:
Em tên là Trần Bảo Nhi. Học sinh lớp 2A3, Trường Tiểu học Kim Giang. Em rất thích ca hát và nhảy múa. Ước mơ của em sau này là trở thành ca sĩ.
Chia sẻ
Câu 1: Quan sát tranh và cho biết mỗi vật trong tranh dùng để làm gì?
Giải nhanh:
- Đồng hồ dùng để xem giờ.
- Đồng hồ dùng để xem giờ.
- Lịch dùng để xem ngày tháng.
- Lịch dùng để xem ngày tháng.
- Lịch dùng để xem ngày tháng.
Câu 2: Đọc một quyển lịch hoặc tờ lịch tháng và cho biết:
a) Năm nay là năm nào?
b) Tháng này là tháng mấy?
c) Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?
Giải nhanh:
- 2021
- 9
- Thứ 5 ngày 2.
BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
Đọc hiểu
Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Trả lời:
- Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
Câu 2: Theo em, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý em thích:
a) Vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.
b) Vì bạn nhỏ không thấy ngày hôm qua nữa.
c) Vì ngày hôm qua đã trôi đi không trở lại nữa.
Trả lời:
- Theo em, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy vì:
a) Tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.
Câu 3: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:
Ngày hôm qua không mất đi vì trong ngày hôm qua:
Trả lời:
Câu 4: Hỏi đáp với bạn: Ngày hôm qua, em đã làm được việc gì tốt?
Giải nhanh:
- Giúp mẹ trông em.
- Nhổ tóc sâu cho bà ngoại.
- Lau bàn ghế.
- Quét nhà.
Luyện tập
Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ ngày phù hợp với chỗ có kí hiệu
Giải nhanh:
- hôm kia
- hôm qua
- ngày mai
- ngày kia
Câu 2: Tìm các từ ngữ chỉ năm phù hợp với chỗ có kí hiệu
Giải nhanh:
- năm kia
- năm ngoái
Bài viết 1
Câu 1: Nghe-viết: Đồng hồ báo thức.
Giải nhanh:
- Nghe-viết:
Bác kim giờ thận trọng
……………..
Rung một hồi chuông vang.
Câu 2: Chọn chữ phù hợp vào ô trống: ng hay ngh?
Giải nhanh:
ngày hôm qua nghe kể chuyện
nghỉ ngơi ngoài sàn nghề nghiệp
Câu 3: Viết vào vở 10 chữ cái trong bảng sau:
Giải nhanh:
Số thứ tự | Chữ cái | Tên chữ cái |
10 | g | giê |
11 | h | hát |
12 | i | i |
13 | k | ca |
14 | l | e-lờ |
15 | m | em-mờ |
16 | n | en-nờ |
17 | o | o |
18 | ô | ô |
19 | ơ | ơ |
Câu 4: Tập viết:
a) Viết chữ hoa: A
b) Viết ứng dụng: Ấm áp tình yêu thương.
BÀI ĐỌC 2: MỘT NGÀY HOÀI PHÍ
Đọc hiểu
Câu 1: Mẹ dặn cậu bé làm gì?
Trả lời:
- Mẹ dặn cậu bé hôm nay hãy trồng một cái cây và đọc một quyển sách.
Câu 2: Vì sao cậu bé không làm được việc gì? Chọn ý đúng:
a) Vì cậu bé không thích làm việc.
b) Vì cậu bé không muốn làm theo lời mẹ.
c) Vì cậu bé nghĩ là có cả một ngày, không cần vội.
Trả lời:
- Cậu bé không làm được việc gì vì:
c) Vì cậu bé nghĩ là có cả một ngày, không cần vội.
Câu 3: Mẹ đã làm gì để cậu bé thấy hôm đó mọi người đã làm được rất nhiêu việc?
Trả lời:
- Mẹ đã dẫn cậu bé đi theo mẹ đến bên đống thóc và đến thư viện để cậu bé thấy hôm đó mọi người đã làm được rất nhiều việc.
Câu 4: Cuối cùng, cậu bé đã hiểu ra điều gì?
Trả lời:
Cuối cùng cậu bé đã hiểu ra mình đã để một ngày trôi qua hoài phí.
Luyện tập
Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm: Đây là những cuốn sách mọi người đã đọc.
Giải nhanh:
Đây là cái gì?
Câu 2: Dựa theo câu mẫu ở bài tập 1, hãy giới thiệu với bạn về các đồ vật em có trên bàn hoặc trong cặp sách.
Giải nhanh:
- Đây là những chiếc bút màu.
- Đây là thước kẻ.
- Đây là tập nhãn vở.
- Đây là những quyển sách giáo khoa.
- Đây là những cuốn vở bài tập.
Bình luận