Dễ hiểu giải Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 24 Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
Giải dễ hiểu bài 24 Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 24. THỰC HÀNH: CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH
III. KẾT QUẢ
Câu 1: Hoàn thành bảng ghi kết quả mẫu thí nghiệm sau:
Giải nhanh:
Thí nghiệm | Hiện tượng/ Kết quả |
Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quá trình quang hợp | Lá cây từ màu vàng chuyển sang màu xanh ở vùng không bị bịt băng đen, đỏ cam ở vùng bị dính băng dính đen |
Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen | Khi đưa que đón còn tàn đỏ vào miệng cốc B thấy ngọn lửa bùng cháy còn ở cốc A thì không |
Câu 2: Giải thích hiện tượng, kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận
Giải nhanh:
TN1: Chỉ phần lá cây không bị bịt kín tạo ra tinh bột do phần lá này vẫn tiếp nhận được ánh sáng.
TN2: Có bọt khí thoát ra. Que đóm bùng cháy vì quá trình thực hiện thí nghiệm ở cốc B phần lá đó đã sinh ra khí oxygen.
Câu 1: Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp
Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là gì
Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đên vào cốc có cồn 90 độ C, đun sôi cách thủy có tác dụng gì?
Tinh bột được tạo thành ở phần nào của lá trong thí nghiệm trên? Vì sao em biết?
Giải nhanh:
Mục đích: để phần lá bị che kín không thể quang hợp.
Tác dụng: để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá, giúp cho việc quan sát màu sắc lá khi cho vào dung dịch iodine được dễ dàng.
Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bị bịt kín vì lá cây tiếp nhận được ánh sáng và tiến hành quang hợp.
Câu 2: Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxyggen
Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?
Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chẩt khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đón (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
Giải nhanh:
Điểm khác nhau: một cốc có ánh sáng, một cốc không
Hiện tượng chứng tỏ: Có bọt khí thoát ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở đáy ống nghiệm trong cốc và khi đưa que đón còn tàn đỏ lại gần thì que đóm bùng cháy.
Câu 3: Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó.
Giải nhanh:
Vì cành rong và cây thủy sinh sẽ tạo ra oxy giúp cho cá trong bể duy trì sự sống.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận