Dễ hiểu giải HĐTN 7 Kết nối Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

Giải dễ hiểu Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

BÀI 1. RÈN LUYỆN THÓI QUEN NGĂN NẮP GỌN GÀNG, SẠCH SẼ

Hoạt động 1: Chia sẻ về thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

Gợi ý:

- Những việc em đã làm để giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Những thuận lợi và khó khăn khi sắp xếp nhà cửa, lớp học.

- Cảm xúc của em khi sắp xếp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

Giải nhanh:

Giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng:

  • Dọn dẹp, rửa bát, cất đồ đúng chỗ.

  • Sắp xếp đồ dùng cá nhân, học tập.

  • Trực nhật, dọn vệ sinh lớp.

Thuận lợi:

  • Tiết kiệm thời gian tìm đồ.

  • Học tập, làm việc hiệu quả.

  • Không gian sống thoáng mát.

Khó khăn:

  • Sắp xếp thời gian, cách sắp xếp.

  • Di chuyển đồ vật to, nặng.

Cảm xúc: Vui vẻ, tự hào.

Câu 2: Em hãy sắp xếp, vệ sinh lớp học, nhà cửa theo trình tự gợi ý sau:

-Đề xuất công việc cần sắp xếp, vệ sinh

-Phân công thực hiện công việc.

-Thực hiện công việc theo kế hoạch.

-Nhận xét kết quả thực hiện công việc.

-Chia sẻ cảm nhận của em sau khi hoàn thành công việc.

Giải nhanh:

-Đề xuất công việc cần sắp xếp, vệ sinh

Dọn dẹp nhà cửa, giặt và gấp chăn, xếp lại tủ sách.

-Phân công thực hiện công việc.

-Thực hiện công việc theo kế hoạch.

Em phân công công việc phù hợp và lập kế hoạch làm việc theo tuần hay các buổi trong ngày. Ví dụ buổi sáng quét nhà, trưa giặt chăn và tối sắp xếp tủ sách. Hoặc theo các ngày trong tuần.

-Nhận xét kết quả thực hiện công việc.

- Hoàn thành tốt/ Chưa hoàn thành/ Còn khó khăn cần giúp đỡ.

-Chia sẻ cảm nhận của em sau khi hoàn thành công việc.

Vui vẻ/ hạnh phúc/ thoải mái khi không gian sống sạch sẽ/ mệt mỏi.

 

Câu 3: 

- Thường xuyên thực hiện sắp xếp, vệ sinh lớp học, nhà cửa để thể hiện thói quen ngăn lắp, gọn gàng, sạch sẽ.

- Ghi lại minh chứng sản phẩm (chụp ảnh, quay video clip,..) để chia sẻ trên lớp.

Giải nhanh:

- Thực hành những điều đã đưa ra, thực hiện thường xuyên và duy trì thói quen.

- Ghi lại minh chứng và chia sẻ cùng các bạn: video, ảnh chụp, bài viết…

BÀI 2. RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN TRÌ, CHĂM CHỈ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

Câu 1:

- Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

- Tác động của tính kiên trì, chăm chỉ đến hiệu quả công việc.

- Hãy kể về một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ.

- Làm thế nào để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ?

Giải nhanh:

- Biểu hiện:

  • Cần cù, nỗ lực, quyết tâm hoàn thành công việc.

  • Tự giác, chủ động.

  • Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

  • Không trông chờ, ỷ lại.

- Tác động:

  • Hoàn thành công việc nhanh, đúng hạn, hiệu quả cao.

  • Được đánh giá cao.

  • Nâng cao giá trị bản thân.

  • Tích lũy kinh nghiệm.

- Ví dụ:

  • Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,...

- Để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ, chúng ta cần:

Nội dung cần rèn luyện

Cách rèn luyện

Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn

- Xác định mục tiêu rõ ràng.

- Phân chia công việc thành từng phần và thực hiện lần lượt.

- Viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi dễ thấy.

- Động viên lẫn nhau khi làm việc.

Kiềm chế sự nóng giận, vội vàng

- Học cách hít sâu, thở đều.

- Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

- Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Tự giác

- Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được.

- Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm.

- Đặt báo thức hoặc nhờ người khác nhắc nhở.

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

Câu 1: Xác định và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ.

CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

Giải nhanh:

Mục tiêu

Nhiệm vụ cần thực hiện

Cách thực hiện

Thời gian/địa điểm thực hiện

Chăm chỉ làm việc nhà

- Chủ động, tự giác 

- Dọn dẹp phòng ngủ.

- Quét nhà.

- Rửa bát, nấu ăn.

- Giặt và phơi quần áo

- Sau khi đi học về.

- Buổi sáng.

Câu 2: Chia sẻ kế hoạch rèn luyện của em.

Giải nhanh:

Cách rèn luyện:

  • Việc nhà: Chủ động giúp bố mẹ việc nhà vừa sức như nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp, trông em.

  • Học tập: Kiên trì tìm cách giải bài toán khó.

BÀI 3. QUẢN LÝ CHI TIÊU

Hoạt động 1: Tìm hiểu về việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền

Câu 1: Thảo luận về cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền của Hằng trong trường hợp sau:

CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

 Gợi ý:

- Bạn Hằng đã chi tiêu cho sinh nhật mình như thế nào? Cách chi tiêu đó có phù hợp không?

- Bạn Hằng có kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình không? Vì sao?

Giải nhanh:

Cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền của Hằng:

Hằng kiểm soát chi tiêu sinh nhật:

  • Tự trang trí tiết kiệm:

    • Hợp lý, vừa ý, tiết kiệm so với mua sẵn.

  • Thiếu kiểm soát:

    • Đồng ý mua trà sữa vội vàng, không tính toán.

Câu 2: Chia sẻ về cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền của em.

Giải nhanh:

Tiết kiệm tiền tiêu vặt:

  • Nuôi lợn đất.

  • Bố mẹ cho 20k/ngày.

  • Mua bánh mì 10k, sữa 8k, tiết kiệm 2k.

  • Tiết kiệm 60k/tháng.

Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm

Câu 1: Đề xuất cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong các tình huống sau:

CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

Giải nhanh:

Kiểm soát chi tiêu:

  • Tình huống 1: Từ chối mua cá ủng hộ cô hàng xóm, mua đồ mẹ dặn.

  • Tình huống 2:

    • Cho bố tiền mừng tuổi lo chi phí gia đình.

    • Hoãn mua áo mới đến khi bố ổn định.

Hoạt động 3: Lập kế hoạch chi tiêu cho sự kiện gia đình

Câu 1: Chia sẻ:

- Gia đình em thường tổ chức những sự kiện gì?

- Gia đình em đã chi tiêu cho những sự kiện đó như thế nào?

- Xác định những khoản chi tiêu cho một sự kiện gia đình.

CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

Giải nhanh:

- Sự kiện: sinh nhật, đi thăm người thân ở xa, mừng thọ, mừng đám cưới, chuẩn bị bữa cơm tất niên, làm đám giỗ...

- Cách chi tiêu cho những sự kiện đó: HS tự thực hiện.

- Những khoản chi tiêu cho một sự kiện gia đình:

+ Thuê địa điểm (có thể có hoặc không).

+ Đồ ăn, bánh kẹo, hoa quả,...

+ Nước uống: nước khoáng, nước ngọt, rượu,...

+ Đồ trang tri

+ Hoa, quà tặng.

Câu 2: Hãy lựa chọn một sự kiện mà em yêu thích và lập kế hoạch chi tiêu cho sự kiện đó.

CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

Giải nhanh:

Tên sự kiện

Số tiền

Các khoản chi

Địa điểm tổ chức

Số lượng người

Sinh nhật bố

300 000 đồng

- Quà tặng: 100 000 đồng

- Bánh sinh nhật: 120 000 đồng

- Hoa hồng: 30 000 đồng

- Dưa hấu: 20 000 đồng

- Táo: 30 000 đồng

Tại nhà riêng

4 người

Hoạt động 4: Tổ chức sự kiện của gia đình

Câu 1: Vận dụng kế hoạch chi tiêu đã xây dựng để một chức một sự kiện của gia đình như: mừng sinh nhật người thân, mừng thọ ông bà, tổ chức cho mọi người trong gia đình đi tham quan, dã ngoại.

Giải nhanh:

Tên sự kiện

Số tiền

Các khoản chi

Địa điểm tổ chức

Số lượng người

Kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ

400 000 đồng

- Bánh gato: 200 000 đồng

- Bánh kẹo: 100 000 đồng

- Hoa hồng: 50 000 đồng

- Xoài: 25 000 đồng

- Dưa hấu: 25 000 đồng

Tại nhà riêng

6 người

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác