Dễ hiểu giải HĐTN 7 Kết nối Chủ đề 5: Em với gia đình

Giải dễ hiểu Chủ đề 5: Em với gia đình. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

BÀI 1. KĨ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN KHI BỊ ỐM, MỆT

Hoạt động 1: Chia sẻ về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm

Câu 1: Nghiên cứu các trường hợp sau:

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm của các bạn trong các tình huống trên? Em có cách chăm sóc nào khác?

Giải nhanh:

- Các bạn chăm sóc người thân bị mệt, ốm chưa đúng cách:

  • Tình huống a: Uống nước chanh khi đói: Gây đau dạ dày.

  • Tình huống b: Tự ý cho người ốm uống thuốc, đặc biệt kháng sinh: Nguy hiểm.

- Cách chăm sóc khác:

  • Tình huống a: Khi chưa có cơm: Cho người ốm ăn bánh, đồ ngọt, uống nước ấm.

  • Tình huống b: Khi bị mất nước: Bù nước bằng oresol, nước muối đường, nước cháo gạo rang,... Gọi bác sĩ nếu cần thiết.

Câu 2: Chia sẻ thêm về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm mà em biết.

Giải nhanh:

Một số kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm:

- Hỏi về tình trạng sức khoẻ.

- Đỡ lên giường nghỉ ngơi.

- Có biện pháp xử lí thích hợp:

+ Uống nhiều nước.

+ Cặp nhiệt độ, chườm bằng khăn ấm.

+ Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

+ Xoa bóp cơ thể....

Hoạt động 2: Xác định việc nên, không nên khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm

Câu 1: Xác định việc nên, không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

Giải nhanh:

Việc nên làm

Việc không nên làm

Cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tuỳ tiện cho uống thuốc

Cho ăn đồ ăn nóng, mềm, dễ tiêu hoá: cháo, súp,…, ăn nhiều hoa quả

Cho uống nước chanh khi bụng đang đói hoặc ăn đồ cay nóng,…

Giữ thái độ nhẹ nhàng, ân cần

Tức giận, nổi nóng với người bệnh

Vệ sinh cho người bệnh, phòng bệnh và nơi ở thường xuyên

Chỉ cần vệ sinh cho người bệnh thường xuyên là đủ

Khuyến khích người bệnh vận động

Không để người bệnh ra khỏi giường cho đến khi khoẻ lại

Hoạt động 3: Sắm vai thể hiện kĩ năng chăm sóc người thân

Câu 1: Thảo luận và sắm vài thể hiện cách chăm sóc người thân trong các tình huống sau:

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

Giải nhanh:

Xử lí tình huống:

  • Tình huống 1: 

    • Pha nước cam và mang cho bố uống sau bữa ăn.

    • Đấm lưng, xoa bóp và hỏi xem bố có món gì đặc biệt muốn ăn không để mẹ và mình cùng nhau làm trong bữa cơm sau.

  • Tình huống 2: 

    • Đỡ ông dậy, lấy xô, chậu cho ông nôn vào đó.

    • Rót nước ấm cho ông uống và gọi bác sĩ nếu ông có dấu hiệu mệt hơn.

BÀI 2. KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu về kế hoạch lao động tại gia đình

Câu 1: Chia sẻ:

- Em đã tham gia những hoạt động lao động nào tại gia đình? Trong số đó, hoạt động nào em thực hiện thường xuyên.

- Em đã chủ động sắp xếp hoạt động lao động tại gia đình như thế nào để thực hiện các nhiệm vụ học tập?

- Em có kế hoạch cụ thể về lao động tại gia đình không? Nếu có, kế hoạch lao động tại gia đình của em đã được xây dựng như thế nào?

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

Giải nhanh:

- Hoạt động giải trí: đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, tưới cây, bán hàng.

- Hoạt động thực hiện thường xuyên: dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, bán hàng.

- Em sắp xếp các hoạt động lao động tại gia đình vào thời gian rảnh hoặc sau khi làm bài tập xong để có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ trên lớp, vừa giúp đỡ được cho gia đình.

- Gợi ý kế hoạch lao động gia đình:

Công việc cần làm

Thời gian thực hiện

Dọn dẹp nhà cửa

30 phút (17:30 – 18:00_

Gấp quần áo

15 phút (18:10 – 18:20)

Rửa bát sau khi ăn

20 phút (19:30 – 19:50)

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch lao động tại gia đình của em

Câu 1: Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch lao động:

- Liệt kê những hoạt động lao động tại gia đình em có thể làm.

- Xác định nội dung công việc, thời gian, điều kiện thực hiện những hoạt động lao động đó.

Giải nhanh:

- Những hoạt động lao động tại gia đình em có thể làm: dọn dẹp nhà cửa, phơi quần áo, gấp quần áo, đi chợ, rửa bát, tưới cây, dọn cỏ, bán hàng,...

- Gợi ý nội dung công việc, thời gian, điều kiện thực hiện của một số hoạt động lao động:

Nội dung công việc

Thời gian

Điều kiện thực hiện

Dọn dẹp nhà cửa

30 phút

Sau khi đi học về hoặc buổi sáng cuối tuần

Rửa bát

20 phút

Sau mỗi bữa ăn

Tưới cây

10 phút

Vào sáng sớm hoặc buổi tối sau khi đi học về

Bán hàng

-

Bất cứ khi nào có thời gian rảnh

BÀI 3. LẮNG NGHE TÍCH CỰC Ý KIẾN NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lắng nghe tích cực ý kiến của người thân trong gia đình

Câu 1: Thảo luân về tình huống dưới đây:

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

- Nhận xét về thái độ và cách tiếp nhận ý kiến của bạn Hiếu.

- Nên thể hiện sự lắng nghe tích cực trong tình huống như thế nào?

- Ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực từ các thành viên trong gia đình?

Giải nhanh:

Hiếu thiếu tôn trọng khi tiếp nhận ý kiến:

  • Không nhìn bố mẹ, cãi lại khi chưa nghe xong.

  • Thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, thờ ơ, không quan tâm.

Cần lắng nghe tích cực:

  • Khi được góp ý, hãy:

    • Lắng nghe cẩn thận, không ngắt lời.

    • Thể hiện thái độ cầu tiến, tôn trọng.

    • Chia sẻ ý kiến chân thành.

Ý nghĩa của lắng nghe tích cực:

  • Thể hiện sự tôn trọng, cầu tiến.

  • Giúp bản thân hoàn thiện, phát triển.

Câu 2: Chia sẻ thêm những tình huống mà em biết về việc lắng nghe tích cực khi tiếp nhận ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.

Giải nhanh:

- Chú ý lắng nghe khi mẹ góp ý về việc dọn vệ sinh phòng riêng.

- Nhìn thẳng vào người lớn, giữ thái độ bình tĩnh khi lắng nghe người khác.

- Sẵn sàng sửa các thói quen xấu khi thầy cô, bạn bè góp ý.

Câu 3: Thảo luận về yêu cầu lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

Giải nhanh:

Lắng nghe tích cực trong gia đình:

  • Tập trung: Dừng việc, chú ý, nhìn người nói.

  • Thái độ: Chăm chú, nghiêm túc, tôn trọng.

  • Phản hồi: Trả lời, hỏi, thể hiện tin tưởng.

  • Thấu hiểu: Đặt mình vào vị trí người thân.

  • Giao tiếp: Lời nói rõ ràng, nhẹ nhàng, quan tâm.

  • Lắng nghe cảm xúc: Nhìn, theo dõi cảm xúc người thân.

Hoạt động 2: Sắm vai thể hiện cách lắng nghe tích cực

Câu 1: Sắm vai thể hiện cách lắng nghe tích cực trong các tình huống sau:

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

Giải nhanh:

  • Tình huống 1: thể hiện sự ăn năn, xin lỗi mẹ vì dạo gần đây đã quá ham chơi mà bỏ bê việc học, việc nhà và hứa sẽ chỉ chơi điện tử trong thời gian được cho phép.

  • Tình huống 2: chờ bố mẹ nói xong, sau đó thẳng thắn bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân về nghề nghiệp mong muốn, hi vọng bố mẹ có thể tôn trọng và ủng hộ quyết định của mình.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác