Dễ hiểu giải HĐTN 7 Kết nối Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp
Giải dễ hiểu Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
CHỦ ĐỀ 8. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
TÌM HIỂU NHỮNG NGHỀ NGHIỆP HIỆN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Chia sẻ, tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương
Câu 1: Chia sẻ hiểu biết về các nghề ở địa phương.
- Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau:
- Nêu tên một số nghề hiện có ở địa phương em.
Giải nhanh:
- Tên nghề trong mỗi hình:
Hình 1: Trồng lúa.
Hình 2: Chăn nuôi gia súc.
Hình 3: Trồng cây ăn quả.
Hình 4: Thợ hàn.
Hình 5: Xây dựng.
Hình 6: May mặc.
Hình 7: Sản xuất muối.
Hình 8: Đan lát.
- Một số nghề hiện có ở địa phương em:
Thợ điện
Thợ sửa máy móc
Chăn nuôi thuỷ hải sản
Trồng cây ăn quả: cam, quýt, ...
Câu 2: Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương
Gợi ý:
- Tên nghề hiện có ở địa phương.
- Những công việc đặc trưng của nghề.
- Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề.
- Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề.
- Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề.
Giải nhanh:
Nghề: Nhân viên văn phòng
Công việc:
Báo cáo, sổ sách.
Họp, tiếp khách.
Đón đối tác.
Dụng cụ: Máy tính, sổ sách, bút.
Phẩm chất: Kỉ luật, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ.
Nguy hiểm: Không có.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc trưng của một số nghề hiện có ở địa phương
Câu 1: Thảo luận về cách thu thập thông tin khi tìm hiểu các đặc trưng của nghề ở địa phương.
Gợi ý:
Giải nhanh:
Tìm kiếm thông tin: Internet, tài liệu.
Quan sát: Tham quan thực tế.
Trải nghiệm: Làm việc, phỏng vấn.
Ghi chép: Phiếu hỏi, hình ảnh.
Câu 2: Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương.
Gợi ý:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tên dự án tìm hiểu đặc trưng của nghề.
- Mục tiêu thực hiện dự án.
- Nhóm thực hiện.
- Nội dung cụ thể:
+ Cách tiến hành: phỏng vấn lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet, quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Phương tiện: Câu hỏi/phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.
+ Thời gian: một tuần (từ..đến).
Giải nhanh:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tên dự án tìm hiểu nghề: Nghề gốm - sáng tạo tinh hoa từ đôi bàn tay Việt.
- Mục tiêu thực hiện dự án - Tìm hiểu về:
Đặc trưng của nghề gốm ở Bát Tràng.
Thông tin về trang thiết bị, dụng cụ của nghề.
Phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề.
Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề.
- Nhóm thực hiện: tổ 1 lớp 7A1 trường THCS Nguyễn Trãi.
- Nội dung cụ thể:
Cách tiến hành:
Phỏng vấn trực tiếp nghệ nhân tại làng gốm Bát Tràng.
Tìm hiểu thông tin qua internet.
Quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
Tham quan thực tế.
Phương tiện: máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm, máy tính kết nối internet, giấy bút,...
Thời gian: 1 tuần (từ 14/3 - 20/3/2022).
Nhiệm vụ | Phân công | Sản phẩm dự kiến |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các công việc đặc trưng của làng nghề ở Bát Tràng | - Nguyễn Ngọc Linh - Phạm Văn Minh | - Bản ghi chép và hình ảnh các công việc đặc trưng của nghề. - Sản phẩm mẫu (nếu có). |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về trang thiết bị, dụng cụ của nghề | - Đặng Thu Thuỷ - Nguyễn Thị Hà | Bản ghi chép và hình ảnh về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề. |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề | - Trần Minh Ngọc - Hoàng Thị Loan | Bản ghi chép về những phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề. |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề | - Lê Minh Trường - Vũ Thị Mai | Bản ghi chép và hình ảnh về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề. |
Bình luận