Dễ hiểu giải HĐTN 7 Kết nối Chủ đề 6: Em với cộng đồng

Giải dễ hiểu Chủ đề 6: Em với cộng đồng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CUỘC SỐNG

BÀI 1. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA VÀ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

Hoạt động 1: Nhận diện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi giao tiếp ứng xử nào trong các tranh dưới đây? Vì sao?

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CUỘC SỐNG

Giải nhanh:

Đồng ý:

  • Tranh 4: Khen ngợi trang phục truyền thống, thể hiện sự thích thú.

Không đồng ý:

  • Tranh 1: Nói xấu, chê bai sau lưng - thiếu tôn trọng.

  • Tranh 2: Phủ nhận ước mơ nấu ăn - thiếu tin tưởng, phân biệt giới tính.

  • Tranh 3: Thiếu tôn trọng người lớn tuổi, hoàn cảnh và nghề nghiệp.

Câu 2: Chia sẻ những hành vi giao tiếp, ững xử có văn hoá, tôn trọng sự khác biệt mà em đã thực hiện.

Giải nhanh:

Một số hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, tôn trọng sự khác biệt:

  • Tôn trọng: Không áp đặt suy nghĩ, lắng nghe, thấu hiểu.

  • Đồng cảm: Chia sẻ, đặt mình vào vị trí người khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt

- Kể lại những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá của người khác mà em đã từng thấy khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Thảo luận về những điều nên và không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá.

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CUỘC SỐNG

Giải nhanh:

Hành vi văn hóa khi tham gia hoạt động cộng đồng:

Đã quan sát:

  • Ăn mặc lịch sự, gọn gàng.

  • Nói chuyện vui vẻ, lễ phép với người lớn tuổi.

  • Tích cực tham gia công việc.

Nên làm:

  • Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự.

  • Nói năng nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn.

  • Tích cực hoàn thành công việc.

  • Giúp đỡ người khác.

  • Giữ gìn tài sản chung.

Không nên làm:

  • Ăn mặc xuề xòa, tùy tiện.

  • Đi muộn, về sớm, vi phạm quy định.

  • Đùa nghịch, nói to tiếng.

  • Làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm.

Hoạt động 3: Sắm vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt

Câu 1: Thảo luận với bạn để đưa ra cách ứng xử có văn hoá và tôn trọng sự khác biệt trong những tình huống dưới đây:

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CUỘC SỐNG

 Giải nhanh:

  • Tình huống 1: Nếu là anh trai của Hưng, em sẽ khuyên Hưng không nên có thái độ mất lịch sự, thiếu tôn trọng bác Thuý và gia đình bác như vậy vì dù thế nào bác cũng rất niềm nở, vui vẻ đón tiếp gia đình mình.

  • Tình huống 2: Nếu là bạn của Huy, em sẽ khuyên Huy không nên suy nghĩ như vậy vì mỗi vùng đểu có phong tục tập quán, lối sống và thói quen khác nhau. Chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng họ bằng cách chuẩn bị những nhiệm vụ được giao một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng nhất.

BÀI 2. THAM GIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN

Hoạt động 1: Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Câu 1: Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện mà em đã tham gia:

- Kể tên những hoạt động mà em đã tham gia để hưởng ứng phong trào "Thiện nguyện, nhân đạo - một hành động văn hoá, nghĩa tình" do nhà trường phát động.

- Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động thiện nguyện.

- Em có vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo không? Nếu có, em đã vận động họ như thế nào? Kết quả ra sao?

Giải nhanh:

  • Kể tên hoạt động: HS tự thực hiện.

  • Cảm xúc: vui vẻ, tự hào vì những hành động tuy nhỏ bé của mình nhưng có thể giúp được cho nhiều người khác.

  • Gợi ý cách vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:

    • Cho người thân, bạn bè xem các hình ảnh, video liên quan đến hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và hoàn cảnh của những người cần hỗ trợ.

    • Trình bày rõ ràng kế hoạch, hoạt động sẽ thực hiện để người thân, bạn bè nắm rõ và cân nhắc.

Câu 2: Thảo luận:

- Những hoạt động thiện nguyện phù hợp mà em và các bạn có thể tham gia.

- Những yêu cầu khi tham gia hoạt động thiện nguyện.

Giải nhanh:

Hoạt động thiện nguyện phù hợp:

  • Quyên góp cho người gặp khó khăn.

  • Hiến máu nhân đạo, khám sức khỏe miễn phí.

  • Dọn dẹp khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ.

  • Thăm hỏi gia đình chính sách, neo đơn.

  • Xây nhà tình thương.

Yêu cầu khi tham gia:

  • Ăn mặc lịch sự.

  • Thân thiện, tôn trọng, hợp tác, chia sẻ.

  • Hoàn thành công việc được giao.

  • Chủ động hỏi thăm, trò chuyện.

  • Chia sẻ công việc.

  • Nhiệt tình giúp đỡ.

BÀI 3. TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Hoạt động 1: Chia sẻ những truyền thống tự hào của địa phương em

Câu 1: Chia sẻ với các bạn theo các gợi ý sau:

- Kể tên những truyền thống tự hào của địa phương em.

- Em đã từng tham gia những hoạt động truyền thống nào ở địa phương.

- Cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động đó.

Giải nhanh:

Truyền thống quê hương:

  • Chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

  • Lá lành đùm rách.

  • Hiếu học.

Hoạt động tham gia:

  • Ủng hộ đồng bào lũ lụt.

  • Mua tăm ủng hộ người khuyết tật.

  • Dọn vệ sinh khu phố.

Cảm nhận: Vui vẻ, tự hào.

Hoạt động 2: Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương

Câu 1: Thảo luận ý tưởng thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương theo hình thức phù hợp với điều kiện, khả năng của em và các bạn (quay video clip, vẽ tranh, làm mô hình, vật dụng, bài văn, bài thơ,...).

- Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương.

Gợi ý:

+ Tên truyền thống.

+ Lịch sử ra đời.

+ Ý nghĩa của truyền thống.

+ Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó.

+ Người dân địa phương đã làm gì để gìn giữ, phát huy truyền thống đó?

+ Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống.

+ Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống.

+ Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống.

Giải nhanh:

Gợi ý sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương: 

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CUỘC SỐNGCHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CUỘC SỐNGCHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CUỘC SỐNG

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác