Dễ hiểu giải HĐTN 7 Kết nối Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

Giải dễ hiểu Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 BÀI 1. CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG TÔI

Hoạt động 1: Chia sẻ thu hoạch của bản thân khi đi tham quan cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Câu 1: Sau khi tham quan một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương, em hãy chia sẻ với bạn:

- Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên (tên cảnh quan, địa điểm, những điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan,...).

- Cảm xúc của em (yêu quý, tự hào,...).

- Những hành vi, việc làm em đã thực hiện để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại nơi đến tham quan (bỏ rác đúng nơi quy định, không hái hoa, phá cây, không viết, vẽ, khắc tên lên tường, vách đá của di tích.

Giải nhanh:

Cảnh quan: Vịnh Hạ Long (Hạ Long, Quảng Ninh)

Điểm nhấn:

  • Đảo Bồ Hòn (đa dạng sinh học)

  • Núi Yên Tử

  • Hang Sửng Sốt

  • Hòn Trống Mái

Cảm xúc: Vui vẻ, tự hào

Bảo vệ:

  • Bỏ rác đúng nơi

  • Giữ gìn cây xanh

  • Không vẽ bậy

Hoạt động 2: Thiết kế sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Câu 1: 

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 - Thiết kế sản phẩm thể hiện cảm xúc và hiểu biết của bản thân, nhóm sau chuyến tham quan.

Gợi ý:

+ Hình thức sản phẩm: tranh vẽ, ảnh chụp, bài viết, bài thuyết trình, bài thơ, bài hát, bản nhạc, video clip, áp phích, mô hình, bưu ảnh, tờ rơi,...

+ Nội dung sản phẩm: Giới thiệu vẻ đẹp của cảnh quan, danh lam thắng cảnh nơi tham quan; thể hiện cảm xúc yêu quý, tự hào, xúc động...trước danh lam thắng cảnh đó; vận động mọi người bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Hoàn thiện sản phẩm đã thiết kế.

Giải nhanh:

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNGCHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNGCHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hoạt động 3: Thực hành các quy định về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh.

- Tự giác thực hiện các hành vi, việc làm theo quy định để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Nhắc nhở bạn bè và mọi người cùng thực hiện.

Giải nhanh:

Bảo vệ cảnh quan, di tích địa phương:

  • Quan trọng: Thể hiện ý thức trách nhiệm.

  • Hành động: Tuân thủ quy tắc, giữ gìn và bảo vệ.

  • Lan tỏa: Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

BÀI 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIẢM THIỂU HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất và biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Câu 1: Thảo luận về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sồng trên Trái Đất và biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Gợi ý:

- Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến:

+ Khí hậu: Sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng thời tiết cực đoan.

+ Cảnh quan thiên nhiên: Diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất ven biển bị nhấn chìm do nước biển dâng cao.

+ Sức khỏe con người: Xuất hiện nhiều loại bệnh mới, hệ miễn dịch của con người bị suy giảm.

- Một số biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính: trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch.

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Giải nhanh:

Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính: 

  • Tự nhiên:

    • Khí hậu: gây ra các hiện tượng như thủng tầng ozone, nóng lên toàn cầu, băng tan ở hai cực, các hiện tượng thời tiết cực đoan,...

    • Cảnh quan thiên nhiên: diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất ven biển bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao.

    • Sinh vật: nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất.

    • Nguồn nước: ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất, dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành công - nông - lâm nghiệp.

  • Con người:

    • Sức khoẻ: mưa nhiều, nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi và phát triển, kéo theo nhiều loại bệnh, dịch bệnh phát tan tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

    • Thu nhập và khả năng tìm kiếm việc làm cũng tụt giảm do tình trạng sức khoẻ không cho phép.

Một số biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính:

  • Bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh.

  • Tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch.

  • Tăng cường sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, gió,...

  • Tái sử dụng và tái chế.

  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức con người.

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Câu 1: Xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Gợi ý:

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Giải nhanh:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Nhóm thực hiện: 

- Nguyễn Văn Minh (nhóm trưởng)

- Lê Ngọc Mai

- Hoàng Tuần Hiệp

- Nguyễn Thị Thu

Thời gian thực hiện: Sáng chủ nhật ngày 6 tháng 3 năm 2022.

Địa điểm thực hiện: Nhà văn hoá phường Trung Phụng.

Đối tượng truyền thông: Người dân ở các tổ 20, 21, 22.

Nội dung truyền thông:

- Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ, đời sống con người.

- Những việc nên và không nên làm để góp phần bảo vệ môi trường sống và giảm thiểu các tác hại của hiệu ứng nhà kính.

Hình thức truyền thông: Thuyết trình kết hợp chương trình văn nghệ, phát tờ rơi và phiếu khảo sát.

Chương trình truyền thông:

1. Đón tiếp, phát tờ rơi, phiếu khảo sát cho đại biểu đến dự.

2. Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm liên quan đến chủ đề môi trường.

3. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.

4. Thuyết trình về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, đưa ra một số biện pháp người dân địa phương có thể dễ dàng thực hiện để góp phần cải thiện môi trường.

5. Kết thúc:

- Cảm ơn các đại biểu đã đến tham dự.

- Gửi một số món quà nhỏ đến những người có mặt ở buổi tuyên truyền.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác