Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

HOẠT ĐỘNG 1. NHẬN DIỆN HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA VÀ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

Có nhiều yếu tố tạo nên sự độc đáo của mỗi người, đó có thể là văn hoá, truyền thống, sở thích hay nãng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình. Do vậy, chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt đó. NỀn tảng của hành vi thể hiện giao tiếp, ứng xử có văn hoá là: tôn trọng, không kì thị về giới tính, đân tộc, địa vị xã hội.

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU NHỮNG HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HOÁ VÀ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

Những điều nên và không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá: 

  • Những điều nên làm:
    • Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự
    • Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với người lớn tuổi hơn
    • Tích cực, năng nổ hoàn thành các công việc đươc giao
    • Chủ động giúp đỡ người khác
    • Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng.
  • Những việc không nên làm:
    • Ăn mặc xuề xoà, tuỳ tiện
    • Đi muộn, về sớm, không tuân thủ quy định chung khi diễn ra hoạt động.
    • Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng
    • Làm những công việc được giao một cách hời hợt, không chú tâm

HOẠT ĐỘNG 3. SẮM VAI THỂ HIỆN CÁCH ỨNG XỬ CÓ VĂN HOÁ VÀ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

  • TH1: 
    • Khuyên Hưng không nên có thái độ mất lịch sự, thiếu tôn trọng bác Thuý và gia đình bác như vậy vì bác đã rất niềm nở, vui vẻ đón tiếp khách đến chơi nhà.
    • Hơn nữa, bánh chè lam là đặc sản quê bác. Việc bác đem ra mời gia đình Hưng thể hiện sự hiếu khách, nhiệt tình, muốn chia sẻ đặc sản quê hương với người khác.
  • TH2:
    • Khuyên Huy không nên suy nghĩ như vậy vì mỗi vùng đểu có phong tục tập quán, lối sống và thói quen khác nhau.
    • Chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng bằng cách chuẩn bị những nhiệm vụ được giao một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng nhất.

KẾT LUẬN:

Cá nhân ứng xử, giao tiếp có văn hoá không phải là xã giao bề ngoài mà cần thể hiện qua phép lịch sự, tôn trọng và hành vi đạo đức. Nền tảng của hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá là không kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

HOẠT ĐỘNG 4. THỰC HIỆN HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HOÁ VÀ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT 

KẾT LUẬN CHUNG

  • Văn hoá giao tiếp, ứng xử không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến nhân cách của con người vì cách ứng xử bộc lộ năng lực trí tuệ, khả năng tư duy và vốn văn hoá của mỗi người.
  • Một số biểu hiện của hành vì giao tiếp, ứng xử không có văn hoá:
    • Thói quen đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh khách quan.
    • Không biết lắng nghe, có định kiến và phân biệt về giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo...

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt, kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt, nội dung chính bài Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác