Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài: Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 1: Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

HOẠT ĐỘNG 1. CHIA SẺ, TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ HIỆN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG

a) Tên một số nghề ở địa phương

  • Những nghề trực tiếp làm ra của cải vật chất như:
    • Các nghề trồng trọt (trồng lúa, trồng hoa màu, trồng rau, trồng cây ăn quả,...)
    • Các nghề chăn nuôi (nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt,...)
    • Các nghề thủ công truyền thống (mây tre đan; làm gốm; làm gạch;...).
  • Có những nghề dịch vụ, thực hiện các công việc nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng, như: cung ứng phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; đầu bếp; cắt, uốn tóc; sửa chữa ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính,...

=> Mỗi nghề đều có giá trị và đem lại lợi ích cho người dân địa phương, xã hội. Mức độ được đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại,... và mức sống của người dân địa phương cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động nghề nghiệp ở chính địa phương các em đang sống.

b) Đặc trưng của một số nghề ở địa phương

  • Ở địa phương ta hiện có nhiều nghề khác nhau. Mỗi nghề đều có những công việc đặc trưng; trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản; yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người lao động và những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề.
  • Những nghề có đặc trưng nghề gần giống nhau được xếp vào một nhóm nghề như nghề trồng lúa, trồng rau, trồng hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả được xếp chung vào nhóm nghề trồng trọt.

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ ĐẶC TRƯNG HIỆN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG

a) Cách thu thập thông tin khi tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương

  • Có nhiều cách để thu thập, tìm kiếm thông tin về đặc trưng của nghề ở địa phương như tra cứu, tìm hiểu trên mạng internet, đọc sách tham khảo về nghề, phỏng vấn người lao động, tham quan, trải nghiệm làm một số công việc của nghề,...
  • Mỗi cách đều đem lại cho chúng ta những thông tin nhất định, không có cách nào là vạn năng.

=> Vì vậy, cần kết hợp sử dụng nhiều cách thu thập, tìm kiếm thông tin về nghề để giúp chúng ta có được những thông tin đầy đủ, chính xác về các đặc trưng của nghề chúng ta muốn tìm hiểu.

b) Xây dựng kế hoạch dự án tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

Nhiệm vụ

Phân công

Sản phẩm dự kiến

1. Tìm hiểu, thu thập thông tin về các công việc đặc trưng của nghề trồng cây ăn quả ở địa phương

………………..

………………..

- Bản ghi chép các thông tin thu thập được về công việc đặc trưng của nghề. 

- Hình ảnh các công việc đặc trưng của nghề và sản phẩm của một số công việc đặc trưng. 

2. Tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề

………………..

………………..

Bản ghi chép thông tin thu thập được và hình ảnh về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề. 

3. Tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu về phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề

………………..

………………..

Bản ghi chép về những năng lực, phầm chất cần có của người làm nghề.

4. Tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề.

………………..

………………..

Bản ghi chép và hình ảnh về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề. 

KẾT LUẬN CHUNG

Có nhiều nghề của địa phương được các nhóm lựa chọn để lập dự án, tìm hiểu. Lập dự án tìm hiểu nghề giúp các em biết trước được mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp và những công việc cần thực hiện khi tìm hiểu nghề. Nhờ đó, các em luôn chủ động, tự tin trong việc tìm hiểu nghề và đạt được mục tiêu đã xác định

HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

  • Về nội dung: Cần thế hiện rõ và đầy đủ những nội dung sau trong phần trình bày về:
    • Tên dự án
    • Nhóm thực hiện
    • Thời gian thực hiện
    • Mục tiêu dự án
    • Kết quả nghiên cứu tìm hiểu nghề, trong đó cần nêu rõ: Các công việc đặc trưng của nghề; các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề; những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề; những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghê; vai trò và triển vọng của nghề ở địa phương
    • Những đề xuất của nhóm sau khi thực hiện dự án
    • Đánh giá chung và những bài học rút ra từ kết quả thực hiện dự án tìm hiểu nghề
  • Về hình thức giới thiệu sản phẩm: 
    • Ngoài việc tham khảo một số hình thức giới thiệu, trình bày sản phẩm dự án được gợi ý trong SGK, các nhóm có thể đề xuất hình thức trình bày khác sao cho phù hợp với điều kiện, khă năng của nhóm. 
    • Nên sử dụng nhiều hình ảnh minh chứng cho những thông tin thu thập được để phần trình bày báo cáo của các nhóm đa dạng, phong phú và hấp dẫn

HOẠT ĐỘNG 4. TRẢI NGHIỆM NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

  • Tiếp tục tìm hiểu, trải nghiệm nghề em quan tâm để bổ sung hiểu biết thực tế về nghề ở địa phương. Nếu có điều kiện, có thể tham quan hoặc tham gia làm một số công việc đơn giản của nghề
  • Bổ sung thông tin về nghề, đặc biệt là thông tin về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với người lao động của nghề.

KẾT LUẬN CHUNG

  • Mỗi địa phương đều có các hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 
  • Là người con của quê hương, tìm hiểu nghề ở địa phương không chỉ giúp mỗi chúng ta có hiểu biết cần thiết về hoạt động nghề nghiệp, về đặc trưng của các nghề hiện có ở địa phương mà còn giúp chúng ta có cơ sở ban đầu rất quan trọng cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai và học tập, rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.

 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương, kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương, nội dung chính bài Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

Bình luận

Giải bài tập những môn khác