Dễ hiểu giải Địa lí 10 Chân trời bài 32: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới
Giải dễ hiểu bài 32: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 32: THỰC HÀNH. TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
I. Tìm hiểu sự phát triển một số ngành công nghiệp
Câu 1: Cho bảng số liệu sau:
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020.
- Lấy năm 1990 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện qua các năm.
- Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện (%), trục hoành thể hiện thời gian (năm).
b. Dựa vào biểu đồ, em hãy nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trong giai đoạn trên.
Giải nhanh:
Nhận xét tình hình tăng trưởng:
- Sản lượng điện và dầu mỏ đều tăng trong giai đoạn 1990 – 2020.
- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng điện tăng nhanh
Tốc độ tăng trưởng Điện đến năm 2020: 217,54%
Tốc độ tăng trưởng Dầu mỏ đến năm 2020: 131,89%
II. Viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp
Câu 2: Dựa vào các bản đồ trong bài 30. Địa lí các ngành công nghiệp và hiểu biết của bản thân, em hãy lựa chọn một trong những ngành công nghiệp đã học và viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp em đã chọn.
Giải nhanh:
Với tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm trong 5 năm qua (2016-2020), công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh tốc độ đầu tư cho ngành công nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình.
Hiện nay, chế biến lương thực - thực phẩm là một trong bốn ngành trọng điểm của thành phố, chiếm gần 14% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Ngành chế biến lương thực - thực phẩm trên địa bàn thành phố đang từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng, thương hiệu uy tín chiếm lĩnh thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu, thậm chí đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid- 19 nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của TP. Hồ Chí Minh vẫn đạt được mức tăng trưởng dương. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến tháng 11/2021 đạt trên 109,05 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2020 (92,5 tỷ USD). Kết quả này có những đóng góp không nhỏ của ngành lương thực, thực phẩm khi đóng góp gần 13,8% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của thành phố.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận