Dễ hiểu giải Địa lí 10 chân trời bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Giải dễ hiểu bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 15: SINH QUYỂN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT
I. Sinh quyển
1. Khái niệm và giới hạn của sinh quyển
Câu 1: Dựa vào hình 15 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết sinh quyển là gì.
- Phân tích giới hạn của sinh quyển.
Giải nhanh:
* Sinh quyển: là một trong những quyền của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
* Giới hạn của sinh quyển: phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển, sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển.
2. Đặc điểm sinh quyển
Câu 2: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích những đặc điểm của sinh quyển.
Giải nhanh:
- Chủ yếu là các cơ thể sống, khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác.
- Sinh quyển có đặc tính tích luỹ năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
- Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất rất quan trọng đối với sự sống
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật
Câu 3: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Cho ví dụ liên hệ thực tế ở địa phương em.
Giải nhanh:
- Khí hậu:
- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.
- Nhiệt độ: mỗi loài thích nghỉ với một giới hạn nhiệt nhất định, quyết định đến sự phân bố các loài.
- Những loài chịu lạnh (phân bố ở hàn đới, ôn đới).
- Những loài chịu nóng (phân bố ở vùng nhiệt đới).
- Nước và độ ẩm không khí: nơi có nước và độ ẩm thuận lợi thì sinh vật rất phát triển, nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật không giống nhau, có loài ưa ẩm nhưng cũng có loài ưa khô.
- Đất
- Là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng, chất dinh dưỡng
- Độ phì của đất có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Địa hình:
- Độ cao: Càng lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thảm thực vật thay đổi.
- Hướng sườn và độ dốc: Hướng sườn và độ dộc khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
- Sinh vật:
- Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.
- Nơi nào thảm thực vật phong phú thì có nhiều loài động vật phong phú sinh sống và ngược lại.
- Con người: ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất.
- Tích cực: tạo giống mới làm đa dạng thêm các loài sinh vật, mở rộng phạm vi phân bố của các loài.
- Tiêu cực: Khai thác không hợp lí làm giảm sự đa dạng sinh học, nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng.
Luyện tập
Câu 1: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Giải nhanh:
Câu 2:Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật
Giải nhanh:
1. Tác động tích cực:
- Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng tạo nơi sinh sống nơi sinh sống cho loài động vật hoang dã.
- Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
2. Tác động tiêu cực:
- Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
- Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp
Vận dụng
Nhiệm vụ: Em hãy sưu tầm tư liệu để giải thích lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
Giải nhanh:
* Về khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều
* Về đất: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
* Về địa hình: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
* Về sinh vật: Với nền văn minh lúa nước lâu đời, Việt Nam có đến hơn 600 giống lúa đủ chủng loại. Các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam là các giống được lai tạo, có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng gạo ngon.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận