Dễ hiểu giải Công dân 7 chân trời bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Giải dễ hiểu bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công dân 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

 

Mở đầu

Theo em, những bạn học sinh trong bức tranh dưới đây có những hành vi nào chưa phù hợp? Vì sao?

Tech12h

Giải nhanh:

- Một bạn nam đã đánh đập bạn, quăng cặp của bạn và có hành vi đe dọa khủng bố đối với bạn nữ.

- Bạn nam khác đã chụp lại những hành động bạo lực đó.

Khám phá

1. Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu. 

(Trang 42 sgk)

Câu hỏi: Gọi tên các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên.

Nêu các nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường.

Giải nhanh:

* Tên các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên:

- Tranh 1: Đánh đập, hành hạ, ngược đãi, xâm hại thân thể và sức khoẻ của người khác.

- Tranh 2: Cố tình cô lập và xua đuổi người khác.

- Tranh 3: Bắt nạt học đường.

- Tranh 4: Lăng mạ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác.

* Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường:

Nguyên nhân khách quan:

  - Thiếu sự quan tâm và dạy dỗ từ gia đình.

  - Ảnh hưởng của các trò chơi điện tử có tính chất bạo lực.

  - Ảnh hưởng của môi trường xã hội không lành mạnh.

Nguyên nhân chủ quan:

  - Thường xuyên tiếp xúc với các bạn có hành vi xấu.

  - Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh dễ xảy ra mâu thuẫn.

  - Thiếu kĩ năng sống ở lứa tuổi nhỏ.

2. Em hãy đọc trường hợp sau và Giải nhanh câu hỏi.

(Trang 42 SGK)

Câu hỏi: Theo em, hành vi của T có phải là bạo lực học đường không? Vì sao?

Những biểu hiện nào của bạo lực học đường được đề cập trong câu chuyện trên?

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả gì cho N?

Giải nhanh:

* Theo em, hành vi của T là bạo lực học đường vì:

- Dù là lời nói trực tiếp hay lời nói xúc phạm người khác trên mạng xã hội, khiến cho người khác trở nên lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ thì cũng sẽ được xem là hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

* Biểu hiện của bạo lực học đường được đề cập trong câu chuyện trên là:

- T lên mạng xã hội đặt điều, nói xấu N.

- T rủ các bạn không chơi với N.

* Bạo lực học đường gây ra những hậu quả cho N là:

- N cảm thấy lo lắng và buồn bã.

3. Em hãy đọc các thông tin sau và Giải nhanh câu hỏi.

(Trang 43, 44 SGK)

Câu hỏi: Thông tin 1: Có những biện pháp nào để hỗ trợ người học có nguy cơ bạo lực học đường và cách can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.

Thông tin 2, 3, 4: Người ở độ tuổi vị thành niên sẽ bị xử lý như thế nào khi gây ra bạo lực học đường?

Giải nhanh:

* Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường bao gồm:

- Phát hiện kịp thời hành vi gây bạo lực học đường và người có nguy cơ.

- Đánh giá nguy cơ và loại hình bạo lực để ngăn chặn và hỗ trợ.

- Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học để loại bỏ nguy cơ.

- Đánh giá sơ bộ tổn thương, đưa ra nhận định và hỗ trợ y tế.

- Thông báo gia đình và cơ quan chức năng khi cần thiết.

* Xử lý với người từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi bao gồm cảnh cáo hành chính và trách nhiệm hình sự nghiêm trọng.

4. Em hãy đưa ra những cách ứng xử phù hợp cho các tình huống sau.

(Trang 44, 45 SGK)

Câu hỏi: 

Tình huống 1: Em sẽ làm gì, nếu là thành viên của đội thắng, thành viên của đội thua? 

Tình huống 2: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn trong tình huống trên?

Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Nếu là bạn thân của N và tình cờ biết chuyện, em sẽ làm gì?

Giải nhanh:

* Tình huống 1:

- Thành viên đội thắng: ăn mừng khiêm tốn, đề nghị xem xét lại nếu có phạm lỗi.

- Thành viên đội thua: trình bày với trọng tài về phạm lỗi và chúc mừng đội chiến thắng.

* Tình huống 2:

- Hành vi bắt nạt: cần xử lý nghiêm để ngăn chặn.

- Nếu là N: can ngăn, trình bày với thầy cô để giải quyết.

* Tình huống 3:

- Nếu là bạn thân của N: an ủi, động viên bạn và báo với thầy cô giải quyết vấn đề.

 

BÀI 8. PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

 

Luyện tập

Câu 1: Em hãy tranh luận cùng bạn về những ý kiến sau:

(Trang 46 SGK)

Giải nhanh:

a) Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.

- Đồng ý với ý kiến trên vì dù là hình thức trực tiếp hay gián tiếp, việc này vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người khác.

b) Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường là hành động cần được thực hiện quyết liệt.

- Đồng ý với ý kiến trên vì tuyên truyền này giúp mọi người biết cách ngăn chặn và phản đối các hành vi bạo lực học đường.

c) Tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ của người lớn, không phải của học sinh.

- Không đồng ý với ý kiến trên vì việc này là trách nhiệm của tất cả mọi người trong cộng đồng giáo dục, bao gồm cả học sinh.

d) Thông báo cho người thân và bạn bè biết mình bị bạo lực học đường là yếu đuối.

- Không đồng ý với ý kiến trên vì thông báo này giúp giải quyết tình trạng bạo lực học đường và không phải là dấu hiệu yếu đuối.

e) Để không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường, cần thẳng thắn từ chối các lời rủ rê và biết cách giữ bình tĩnh, tự chủ khi gặp mâu thuẫn, xung đột.

- Đồng ý với ý kiến trên vì điều này giúp tránh xa khỏi các hành vi bạo lực học đường và giữ được bình tĩnh trong giải quyết xung đột.

 

f) Tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường không vi phạm pháp luật vì không trực tiếp tham gia vào hành vi đó.

- Không đồng ý với ý kiến trên vì việc cổ vũ cho bạo lực học đường vẫn được coi là hỗ trợ và khuyến khích hành vi này, vi phạm pháp luật về bạo lực học đường.

Câu 2: Em hãy cùng bạn thảo luận để ứng phó các trường hợp sau:

(Trang 47 SGK)

Giải nhanh:

Trường hợp a: Em sẽ không đồng ý, nhanh chóng tránh xa các bạn và thông báo cho giáo viên trường để ngăn chặn vấn đề này, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Trường hợp b: Em sẽ không đồng ý, khuyên các bạn không nên làm như thế vì mỗi người có đặc điểm riêng, hãy tôn trọng lẫn nhau và bản thân mình.

Trường hợp c: Em sẽ không đồng ý, nhanh chóng bỏ chạy về nhà và trình bày cho mẹ biết, sau đó báo cho giáo viên chủ nhiệm để xử lí vấn đề này.

Trường hợp d: Em sẽ bình tĩnh, mạnh dạn về nhà để trình bày cho mẹ biết, sau đó báo cho giáo viên chủ nhiệm để ngăn chặn vấn đề này ngay lập tức.

Câu 3: Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường

(Trang 47 SGK)

Giải nhanh:

1. Sử dụng một số thế võ tự vệ (nếu biết) để đảm bảo an toàn cho bản thân nhằm tránh bạo lực học đường.

2. Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm có thể xảy ra bạo lực học đường, kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.

3. Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm tránh xảy ra bạo lực học đường.

4. Thành thật kể với người lớn những chuyện đáng tiếc có liên quan đến bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.

5. Hòa giải nhằm xử lý các mâu thuẫn học đường trên tinh thần dân chủ, tôn trọng.

6. Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ (đau, nhức, bầm,...) sau khi bị bạo lực học đường.

Câu 4: Em hãy kể lại một tình huống mâu thuẫn của bạn bè mà em từng chứng kiến, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm tạo môi trường học đường an toàn, lành mạnh.

Giải nhanh:

Trong tình huống mâu thuẫn khi Hà bị bắt nạt và sau đó nhờ người khác đánh trả, cuối cùng dẫn đến cả hai cùng đánh nhau, giải pháp nên là:

Hà nên bỏ chạy về nhà và thông báo ngay cho cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm về vấn đề này. Việc này giúp nhanh chóng ngăn chặn và giải quyết tình huống mà không làm trầm trọng thêm sự việc.

Vận dụng

Câu 1: Em hãy thiết kế và trang trí thông điệp về phòng, chống bạo lực học đường bằng các hình thức: vẽ, xé dán tranh,... và trình bày cho cả lớp cùng xem.

Giải nhanh:

Tech12h

Tech12h

 

Câu 2: Em hãy hợp tác cùng bạn để xây dựng kịch bản và sắm vai trước lớp một tiểu phẩm về phòng, chống bạo lực học đường.

Giải nhanh:

Tiểu phẩm: “PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”

Gồm có các vai: Nam, Tuấn, Đạt, cô giáo, các học sinh.

Buổi sáng ở trường...

Hòa và Đạt đang chơi bắn bi ở sân trường vào buổi chiều. Hai bạn đang chơi rất vui vẻ thì thấy anh Nam lớp trên cùng một đám bạn đi lại chỗ Hòa và Đạt.

- Nam: Ê, chơi gì đó, cho bọn anh chơi cùng với!

Vừa nói xong, một anh cướp mấy viên bi trên tay Hòa!

- Hòa la lên: Ớ… các anh trả bi lại cho em đi.

- Nam: Tao không trả đấy? Mày thích gì?

Nói chưa dứt Đạt lao vào giằng bi trên tay Nam và bị Nam đẩy ngã lăn quay, Đạt bật khóc, Nam đá thêm mấy đá vào Đạt.

- Nam: anh bảo rồi, mày không làm gì được anh đâu?! Anh mượn mấy viên bi này chơi tạm, lúc nào chán anh trả lại nhá!!

Sau đó Nam cùng các bạn học sinh khác cầm túi bi của 2 bạn đi mất.

Trên đường đi về…

- Hòa: cậu đừng nói với ai nhé Đạt, tớ sợ các anh sẽ đánh chúng ta đấy!

- Đạt: Không được, mình phải báo cho cô giáo để xử lí tình huống này.

- Hòa: Nhưng mình sợ!

Ngày hôm sau, Hòa lên gặp cô giáo chủ nhiệm lớp của Nam và báo cáo sự việc trên.

- Đạt: hôm qua em và Đạt bị anh Nam lớp cô đánh và lấy hết bi trong lúc tụi em chơi ở sân trường ạ, mong cô xử lí giúp bọn em, em cảm ơn cô.

- Cô giáo: các em yên tâm, cô sẽ xử lí giúp nhé, đừng lo lắng.

Cô giáo gọi Nam cùng các bạn học sinh khác lên để hỏi rõ sự việc.

Tại phòng giáo viên...

- Cô giáo: Em có mình lỗi của mình không Nam, tại sao em lại bắt nạt hai bạn nhỏ như thế là không đúng. Em nên xem lại bản thân và xin lỗi hai bạn.

- Nam: Em biết lỗi rồi ạ! cháu xin lỗi bác, em xin lỗi cô, xin lỗi em Hòa và Đạt ạ, em sẽ không như vậy nữa đâu!!

- Cô giáo: Các em nhận ra lỗi của mình và biết sửa như vậy là rất tốt, cô cũng hy vọng tất cả các bạn học sinh ngồi đây đều ghi nhớ: không được bắt nạt các em nhỏ, không gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường và không tham gia vào các trò chơi game không phù hợp với lứa tuổi.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác