Đáp án tiếng Việt 5 chân trời bài: Ôn tập giữa học kì I
Đáp án Đáp án tiếng Việt 5 chân trời bài: Ôn tập giữa học kì I. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 17. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 1
Câu 1: Bắt thăm, đọc thành tiếng “Mùa cơm mới” và trả lời câu hỏi:
1. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và trả lời câu hỏi:
Cách mặt trời nấu cơm có gì thú vị?
2. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và thực hiện yêu cầu:
Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của mẹ.
3. Đọc đoạn từ “Khói trời” đến hết và trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm những việc gì cho mẹ? Những việc làm ấy nói lên điều gì.
4. Đọc đoạn từ “Khói trời” đến hết và trả lời câu hỏi:
Khổ thơ cuối bài nói về điều gì?
Đáp án chuẩn:
1. Mặt Trời nấu cơm bằng những vật liệu từ thiên nhiên.
2.
Khói trời hun nắng như nung
Gió vung từng nắm xuống đồng sém cây
Mẹ em lượm cả bóng mây
Mang theo cái nắng đỏ gay về nhà.
3. Bạn nhỏ đã pha trà, chuẩn bị ghế và quạt mát cho mẹ. Đó là tình yêu thương và sự quan tâm của bạn nhỏ.
4. Bữa cơm nhà với hương cơm mới thơm lừng.
Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ “Mùa cơm mới”.
Đáp án chuẩn:
Hình ảnh so sánh:
- Mây vàng như những sợi rơm
- Khói trời hun nắng như nung
- Nước tươi biêng biếc như là gương soi
Hình ảnh nhân hóa:
- Mặt trời ham chơi, giữa trưa mới vội vàng nấu cơm
- Gió vung từng nắm xuống đồng
- Mặt trời nheo mắt nhìn em.
- Mời ông trời xuống vui chung tiếng cười.
=> làm cho cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm, có suy nghĩ và hành động như con người.
TIẾT 2
Câu 1: Thực hiện yêu cầu:
a. Đặt câu để phân biệt các từ sau:
- xách
- khiêng
- vác
b. Tìm thêm 2 - 3 từ đồng nghĩa với các từ ở bài tập a.
Đáp án chuẩn:
a.
- Bà xách làn đi chợ.
- Cái tủ này to nên cần ba người để khiêng nó vào nhà.
- Chú Tư vác bao gạo trên vai.
b. Từ đồng nghĩa: đeo, kẹp, mang…
Câu 2: Tìm 3 - 4 từ đồng nghĩa:
a. Cùng chỉ màu vàng.
b. Cùng chỉ màu xanh.
c. Cùng chỉ màu đỏ.
Đáp án chuẩn:
a. Vàng hoe, vàng xuộm, vàng ươm...
b. Xanh tươi, xanh biếc, xanh lơ, xanh ngắt, xanh rì...
c. Đỏ tươi, đỏ hoe, đỏ au, đỏ ối..
Câu 3: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả cảnh đồi núi hoặc cánh đồng, trong đó có 2 - 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. Chỉ ra các từ đồng nghĩa đã sử dụng.
Đáp án chuẩn:
Sáng sớm, mây trắng vờn quanh, Ba Vì thấp thoáng sau làn sương mỏng. Buổi trưa, nắng phủ vàng rực triền núi, lấp lánh trên những tán cổ thụ của đại ngàn.
Về chiều, màu núi càng tím sẫm lại, nổi bật trên nền ráng đỏ của hoàng hôn. Núi Ba Vì lúc ấy trông kì vĩ lạ lùng! Trải dài ven chân núi là những dãy đồi chập chùng, nhấp nhô như sóng lượn.
TIẾT 3
Câu 1: Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển đề tìm nghĩa gốc và 2 - 3 nghĩa chuyển của từ “ăn”.
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ “ăn” tìm được ở bài tập a.
Đáp án chuẩn:
a.
Nghĩa gốc: Cho vào cơ thể qua miệng
Nghĩa chuyển:
Tiếp nhận, tiêu thụ
Ăn uống nhân dịp mừng, dịp lễ
b. Đặt câu:
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để đẹp da.
Hàng năm, gia đình tôi đều về quê ăn tết cùng ông bà.
Câu 2: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Nắng vàng tươi rải nhẹ b. Chiều qua cỏ héo rũ
Bưởi tròn mọng trĩu cành Vì nắng nóng cỏ ơi
Hồng chín như đèn đỏ Sớm nay tươi lại rồi
Thắp trong lùm cây xanh Nhờ uống sương đêm đấy
- Từ “tươi” trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Đặt 1 - 2 câu có từ “tươi” mang nghĩa chuyển.
Đáp án chuẩn:
- Từ “tươi” trong đoạn a là nghĩa chuyển, đoạn b là nghĩa gốc.
- Đặt câu:
+ Mặt tươi như hoa.
+ Bữa cơm hôm nay tươi hơn hôm qua.
Câu 3: Đọc các thành ngữ, tục ngữ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ.
b. Đặt câu với 1 - 2 thành ngữ, tục ngữ đã cho.
Đáp án chuẩn:
a.
- Ở hiền gặp lành: hiền - lành
- Nhìn xa trông rộng: xa- rộng
b.
- Công ty phát triển nhờ các nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng.
- Truyện cổ tích dạy ta bài học ở hiền gặp lành.
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mười lăm năm…mỗi sáng chiều
Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành
Cây càng khỏe, lá càng xanh
Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa
Cành cao che mát sân nhà
Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa
Dạn dày sương gió nắng mưa
Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm
Mặc cho lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh
Đã nghe thơm nắng Ba Đình
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười
Cây ơi! Ơn Bác đời đời
Bác đi - Con cháu thay Người chăm cây!
Quốc Tấn
a. Tìm các danh từ được viết hoa đề thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong đoạn thơ.
b. Việc viết hoa các danh từ đó nói lên tình cảm gì của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ?
Đáp án chuẩn:
a. Bác Hồ, Cha, Bác, Người.
b. Thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng và biết ơn của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác.
TIẾT 4
Đề bài: Viết bài văn tả một cơn mưa.
Đáp án chuẩn:
Ngày mùa hè oi nóng, những cơn mưa rào đến như để giải nhiệt và xua tan đi cái nóng oi ả là điều mà ai cũng mong đợi.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Bỗng nhiên những đám mây đen sì từ chân trời bay về. Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền.
Và rồi “Ầm ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sấm ì ùng. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường. Sau đó mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết.
Sau cơn mưa, mọi vật vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. Phía xa xa, xuất hiện những tia sáng lung linh, đó là cầu vồng sau mưa.
Những cơn mưa chợt tới chợt đi giúp chúng ta được gần nhau hơn, để cùng nhau lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.
TIẾT 5
Đề bài: Viết chương trình cho một hoạt động do lớp em dự kiến tổ chức nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gợi ý:
a. Lớp em dự kiến tổ chức hoạt động gì nhân ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Hội diễn văn nghệ
- Lễ tri ân thầy cô
- ?
b. Bản chương trình hoạt động đó gồm những nội dung gì?
Đáp án chuẩn:
I. Mục đích:
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo
II. Phân công chuẩn bị:
- Đồ ăn ngọt và nước uống,...: Tâm Như, Mỹ Anh
- Trang trí: Quang, Thành
- Báo tường: Ngọc, Tuấn Anh, Hà.
- Dẫn chương trình: Thu Hương
- Tiết mục văn nghệ: chuẩn bị 3 tiết mục
- Kịch câm: Tuấn Anh, Hoàng Nam
- Tiết mục hát tập thể
III. Chương trình cụ thể:
- Giới thiệu các vị đại biểu: Lớp phó Thu Hương.
- Chương trình văn nghệ mở đầu “Mái trường mến yêu”
- Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Lớp trưởng Thủy Minh
- Giới thiệu báo tường: Ngọc
- Biểu diễn: Diễn kịch
- Tiết mục “Bụi Phấn”
- Thầy cô phát biểu cảm nghĩ
- Thầy cô và cả lớp cùng hát chung bài "Người thầy" và liên hoan bánh kẹo, trò chuyện, kết thúc buổi lễ.
TIẾT 6 VÀ TIẾT 7
Câu 1: Đọc bài và thực hiện yêu cầu: NHỮNG VAI DIỄN THÚ VỊ
Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo với lớp điều gì?
- Cả lớp sẽ cổ vũ đội kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
- Cả lớp sẽ đóng kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
- Cả lớp sẽ xem kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
- Cả lớp sẽ xem các tiết mục trong hội diễn văn nghệ của trường.
b. Vì sao cả lớp phần khích khi nhận vai diễn được phân công?
- Vì được tham gia hội diễn văn nghệ của trường.
- Vì được xem kịch trong hội diễn văn nghệ.
- Vì hầu như đó là vai diễn đầu tiên với đa số các bạn.
- Vì vở kịch sắp diễn có đến ba mươi binh lính.
c. Những từ nào cho thấy Nguyên rất coi trọng vai diễn của mình?
- thú vị
- hấp dẫn
- hoan hỉ
- nghiêm nghị
d. Những hành động nào của mẹ giúp Nguyên thêm hào hứng?
- Động viên Nguyên về vai diễn.
- Gật đầu hưởng ứng lời Nguyên kể.
- Chăm chú nghe Nguyên kể chuyện.
- Yên lặng nhìn Nguyên say ngủ.
e. Cặp từ nào dưới đây là từ đồng nghĩa?
- phấn khích - hào hứng
- thú vị - tưng bừng
- hứng thú - tưng bừng
- phấn khích - thú vị
g. Trong câu “Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp đẽ mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ.”, từ “gieo” được dùng với nghĩa nào?
- Rắc hạt giống để cho mọc mắm, lên cây.
- Làm cho nảy sinh, phát triển và lan truyền.
- Thả cho con xúc xắc rơi xuống để tính điểm.
- Thả cho thân mình rơi xuống, buông xuống tự do.
Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:
h. Chi tiết “Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi.” nói lên điều gì?
i. Vì sao mẹ của Nguyên tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ mà cô giáo đã gieo?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.
l. Đặt 2 - 3 câu kể về một niềm vui của em ở trường, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ “vui”.
Đáp án chuẩn:
a. Cả lớp sẽ đóng kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
b. Vì hầu như đó là vai diễn đầu tiên với đa số các bạn.
c. Hoan hỉ, nghiêm nghị
d.
- Động viên Nguyên về vai diễn.
- Chăm chú nghe Nguyên kể chuyện.
e. Phấn khích - hào hứng
g. Làm cho nảy sinh, phát triển và lan truyền.
h. Chi tiết đó cho thấy sự hào hứng, niềm vui và sự tự tin ở Nguyên sau khi được mẹ động viên về vai diễn.
i. Vì mẹ tin tưởng ở cô giáo và các con, tin rằng những niềm vui ấy sẽ cho các con trải nghiệm thú vị cùng những bài học đáng nhớ.
k. Niềm vui của em. Vì em thấy được sự hào hứng và niềm vui của các bạn học sinh khi lần đầu được đóng kịch.
l. Niềm vui khi ở trường của em đó là được tham gia câu lạc bộ Họa sĩ nhí. Mỗi lần họp cùng các bạn trong câu lạc bộ em lại thấy rất hào hứng.
Câu 2: Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn tả một đêm trăng đẹp.
b. Viết bài văn tả một cảnh đẹp sông nước (biển, hồ, sông, suối,...) mà em biết.
Đáp án chuẩn:
a.
Trời chưa tối hẳn, nền trời mới chuyển màu lam mà đã thấy mặt trăng tròn vành vạnh trên nền trời.Trăng rằm tháng Tám đêm nay mới đẹp làm làm sao.
Trăng treo lơ lửng trên những ngọn tre cao vút. Màu vàng bạc tỏa xuống mọi cảnh vật thứ ánh sáng dịu mát và mê đắm lòng người. Gió thu khẽ thổi, làm lay động từng chiếc lá trong vườn.
Em cùng với các bạn trong xóm rủ nhau đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Con đường mà chúng em đi qua không có đèn điện mà vẫn sáng rõ chính là nhờ ánh trăng rằm đêm nay. Những chiếc đèn ông sao, đèn lồng,... tạo ra những đốm sáng lung linh dưới ánh trăng.
Đêm đã về khuya, trăng lên cao tận đỉnh đầu và ánh trăng cũng trở nên bàng bạc hơn. Tất cả mọi vật như đang chìm vào trong tĩnh mịch để nghỉ ngơi sau một ngày dài lao động.
Em rất yêu ánh trăng rằm trên quê hương em. Bởi trăng rằm không chỉ tròn và đẹp mà nó còn gợi lên sự thanh bình, yên ấm và hạnh phúc.
b.
Quê ngoại nằm ngay ven dòng sông Đà nên con sông này là nơi lưu giữ không ít những kỉ niệm ngày hè của em.
Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như hòa với núi đồi xanh ngát. Không giống dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, sông Đà chỉ lặng lẽ mang một màu xanh ngọc bích. Bờ bãi sông Đà nhỏ hẹp. Đêm đêm, vẻ yên bình ven sông càng rõ rệt. Ánh điện lấp lánh như muôn vì sao sa phản chiếu làn nước.
Mùa mưa, dòng nước kia biến mất sự yên ả và màu xanh mát. Chẳng rõ sông giận giữ hay mừng vui, chỉ biết chúng cứ cuồn cuộn chảy. Làn nước khi đục ngầu, khi trắng xóa. Từng con sóng nhô cao khỏi mặt nước, liên tiếp nhau xuôi dòng. Từng dòng nước trắng xóa ào ra như những làn khói dày đặc. Dòng chảy phóng lên rất cao rồi dội xuống hạ lưu. Chúng chảy một đoạn khá dài, biến thành những con sóng dữ dội dạt sang hai bên bờ.
Em thấy yêu dòng sông này đến kì lạ. Dòng sông như chính cái tên của mảnh đất “Hòa Bình” – thanh bình, yên ả, tươi đẹp.
Bình luận