Đáp án tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Một ngày ở Đê Ba
Đáp án Đáp án tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Một ngày ở Đê Ba. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 27. MỘT NGÀY Ở ĐÊ BA
Khởi động
Giới thiệu về một trung tâm hoặc một nhà văn hoá dành cho thiếu nhi mà em biết.
Đáp án chuẩn:
Cung Thiếu nhi Hà Nội – ngôi trường thứ hai, mảnh vườn ươm đã góp phần chăm sóc, giáo dục biết bao thế hệ thiếu nhi thành những chủ nhân xứng đáng của Thủ đô anh hùng và ngàn năm văn hiến
Từ khu vui chơi chỉ dành cho con em các gia đình giàu có tên là Ấu trĩ viên, Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội – tiền thân của Cung Thiếu nhi – ra đời ngày 1/6/1955 đã thu hút hàng vạn con em những người lao động đến tham gia sinh hoạt, trở thành lá cờ đầu trong phong trào “việc nhỏ nghĩa lớn, chống Mỹ cứu nước” của
ĐỌC: MỘT NGÀY Ở ĐÊ BA
Câu 1: Đỉnh Đê Ba vào sáng sớm được so sánh với sự vật nào? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Đỉnh Đê Ba vào sáng sớm được so sánh với hòn đảo. Vì đỉnh Đê Ba sáng sớm được bao quang bởi sương phủ dày như nước biển. Và khi sương tan dần, các chóp núi lần lượt hiện lên, sương lượn lờ dưới các chân núi như những dải lụa.
Câu 2: Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để tả sự thay đổi của sương và nắng vào các buổi trong ngày?
Đáp án chuẩn:
Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển.
Buổi trưa, nắng to nhưng không gay gắt.
Buổi chiều, nắng nhạt dần. Sương lam nhẹ bò trên các sườn núi.
Câu 3: Cuộc sống, sinh hoạt của những người dân ở Đê Ba vào mỗi buổi trong ngày diễn ra như thế nào?
Đáp án chuẩn:
- Buổi sáng nhộn nhịp, tất bật: “Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim…..Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.”
- Buổi trưa vắng vẻ: Đồng bào đi làm ruộng, làm rẫy tập thể đến chiều mới về.
- Buổi tối vui vẻ, rộn ràng: Lớp thanh niên …….. dặt vang lên.
Câu 4: Nêu cảm nhận của em về cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở Đê Ba.
Đáp án chuẩn:
Cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở Đê Ba rất chăm chỉ, nhộn nhịp và rộn ràng.
NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN - CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG
Câu 1: Đọc đoạn trao đổi của bạn Dũng với bố mẹ và trả lời câu hỏi:
a. Bạn Dũng xin bố mẹ làm gì?
b. Bố mẹ trả lời bạn ra sao?
Đáp án chuẩn:
a. Bạn Dũng xin bố mẹ cho tham gia một số hoạt động thiện nguyện chủ đề Thắp sáng ước mơ.
b. Bố mẹ không phản đối đề nghị của Dũng nhưng nhắc bạn cân đối thời gian.
Câu 2: Cùng bạn đóng vai, thực hiện tiếp cuộc trao đổi để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho tham gia hoạt động thiện nguyện.
Gợi ý:
a. Xác định mục tiêu trao đổi: Giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về hoạt động muốn tham gia và nguyện vọng của mình để bố mẹ ủng hộ nguyện vọng đó.
b. Hình dung những khó khăn mà bố mẹ có thể nêu ra để tìm cách giải đáp.
- Chưa có nhiều kinh nghiệm về việc tham gia các hoạt động thiện nguyện
- Giảm bớt thời gian học hành cho các hoạt động khác.
- ?
Đáp án chuẩn:
- Hoạt động thiện nguyện này do các thầy cô tổ chức nên các thầy cô sẽ cân nhắc về thời gian để phù hợp với việc học.
- Khi tham gia hoạt động, Dũng có thể kết nối thêm với nhiều bạn có chung mong muốn hoạt động tình nguyện.
- Thời gian diễn ra chương trình là 2 tuần nên trong thời gian đó, Dũng sẽ bớt thời gian xem ti vi và chơi điện thoại để tham gia các hoạt động.
VIẾT: LUYỆN TẬP TÌM Ý, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.
Câu 1: Nhớ lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích.
a. Em thích câu chuyện nào?
b. Câu chuyện đó có những nhân vật nào?
c. Ghi tóm tắt các sự việc của câu chuyện.
Đáp án chuẩn:
a. Em thích truyện Thạch Sanh.
b. Câu chuyện đó có các nhân vật: Thạch Sanh, Lý Thông, Công chúa, Nhà vua…
c. Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha mẹ, thấy Thạch Sanh khỏe, Lí Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lí Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ. Tới phiên Lí Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lí Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng cắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lí Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho.Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi không hết, họ kính phục rút quân về nước.
Câu 2: Chia sẻ với bạn:
a. Em chọn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật nào?
b. Khi kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật đó, em xưng hô như thế nào?
Đáp án chuẩn:
a. Em chọn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật Thạch Sanh.
b. Khi kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật Thạch Sanh, em sẽ xưng hô là tôi và kể lại theo góc nhìn của Thạch Sanh.
Câu 3: Dựa vào bài tập 1, bài tập 2 và các gợi ý, lập dàn ý cho bài văn.
Mở bài:
Giới thiệu về câu chuyện:
- Người kể chuyện
- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
- ?
Thân bài:
- Chọn lời xưng hô phù hợp
- Kể lại các sự việc theo một trình tự hợp lí
+ Sự việc 1 (diễn biến, kết quả)
+ Sự việc 2 (diễn biến, kết quả)
+ ……
- Đặt mình vào vai nhân vật để thể hiện lời nói, ý nghĩ, hành động… hoặc bày tỏ tình cảm, cảm xúc phù hợp.
Kết bài:
- Nêu kết thúc của câu chuyện
- Đặt mình vào vai nhân vật để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện hoặc rút ra bài học, ý nghĩa.
- ?
Đáp án chuẩn:
a) Mở bài: Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
b) Thân bài:
- Mồ côi cha mẹ từ sớm, một mình sống dưới gốc đa già, làm nghề tiều phu kiếm sống qua ngày
- Kết nghĩa huynh đệ với người bán rượu và Lý Thông, chuyển đến sống cùng và giúp hắn ta làm mọi việc nặng trong quán
- Bị lừa đi nộp mạng cho Trăn Tinh nhưng đã thành công tiêu diệt con quái thú và mag đầu nó trở về
- Phối hợp với Lý Thông, nhảy xuống hang giết Đại Bàng Tinh và đưa công chúa lên trước
- Bị Lý Thông cho người lấp cửa hang nhằm giết hại cướp công
- Tìm được lối thoát khác, đồng thời giải cứu cho con trai vua Thủy Tề bị nhốt
- Trở về nhà, bị hồn Trăn Tinh và Đại Bàng Tinh hãm hại nhốt vào ngục
- Trở thành phò mã, tha chết cho mẹ con Lý Thông
- Nối ngôi vua trở thành bậc minh quân nhiều người kính trọng
c) Kết bài:
Đóng vai nhân vật nêu nhận xét về cuộc đời của mình và kết thúc nhận được
VẬN DỤNG
Kể tên và nêu ý nghĩa của 1 - 2 hoạt động cộng đồng ở nơi em sống.
Đáp án chuẩn:
Quyên góp sách, vở, đồ dùng học tập.
Quyên góp quần áo ấm.
Tổng vệ sinh hàng tuần, hàng tháng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận